Thủ tục nhập khẩu bột mì vào Việt Nam như thế nào?

thủ tục nhập khẩu bột mì

Với mỗi loại mặt hàng khác nhau sẽ tương ứng với thủ tục khác nhau.. Chính vì thế, các bạn đã biết thủ tục nhập khẩu bột mì vào Việt Nam diễn ra như thế nào chưa? Hãy cùng Indochinapost tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thủ tục nhập khẩu bột mì: Bột mì làm từ đâu?

Bột mì là loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các loại bánh kẹo. Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với hầu hết các loại bột, nó là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền. Bột mì thường có màu trắng và mịn.

Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nếu để dễ nhận biết bằng mắt thường thì phân loại theo màu sắc, gồm 2 loại: bột mì đen (được làm từ lúa mì đen) và bột mì trắng (được làm từ lúa mì trắng).

Nhưng thông thường, người ta sẽ phân loại bột mì theo công dụng của chúng (dựa vào hàm lượng protein trong bột):

  • Bột mì thường (bột mì đa dụng)
  • Bột mì số 8
  • Bột mì số 11
  • High-gluten flour
  • Self-rising flour
  • Pastry flour

Mã HS của bột mì?

nhập khẩu bột mì

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, bột mì được phân vào nhóm 1101: Bột mì hoặc bột Meslin, và chỉ gồm 2 phân nhóm là:

  • bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng (1101.0011) hoặc 
  • các loại còn lại (1101.0019).

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu trà sữa như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu bột mì diễn ra như thế nào?

Theo quy định của Nhà nước thì bột mì không nằm trong nhóm hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có hạn ngạch. Dó đó, doanh nghiệp có thể yên tâm nếu như có dự định nhập về.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bột mì khá phức tạp, nhất là đối với lô hàng đầu. Vậy, trình tự thực hiện ra sao? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.

1. Tự công bố sản phẩm trước khi hàng về:

Trên cơ sở Nghị định 15/2018/NĐ-CP của  Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì bột mì là thực phẩm nằm trong danh mục tự công bố sản phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu cần làm thủ tục tự công bố chất lượng bột mì, khi đó sản phẩm mới được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường. 

Hồ sơ tự công bố: 

  • Bản tự công bố thực phẩm theo mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng , được công nhận phù hợp với ISO 17025.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố là Bộ Công Thương. Kết quả sẽ có sau khi nộp hồ sơ là khoảng 1 tuần hoặc hơn.

Nếu có thắc mắc trong bước công việc này, hãy liên hệ cho tôi để được giải đáp bạn nhé.

2. Kiểm dịch thực vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Vinalogs lấy mẫu bột mì kiểm tra chuyên ngành

Trên cơ sở Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã HS các loại hàng hóa chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì các loại hàng hóa liên quan đến bột mì phải thực hiện kiểm dịch thực vật khi hàng về đến cảng hoặc kho (bạn vui lòng tham khảo tại Phụ lục 3 của Thông tư này). 

Việc thực hiện được dễ dàng hơn thông qua hệ thống 1 cửa quốc gia. Chúng tôi có thể giúp các bạn thực hiện việc này.

3. Thủ tục hải quan:

Khi đã làm xong những việc ở trên, bạn đã có một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Bộ chứng từ gồm:

  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói
  • Vận đơn
  • Chứng nhận xuất xứ form E, AI,… (nếu có).

Xem thêm: Vận chuyển giao hàng nhanh đi Texas hot nhất hiện nay!

Vận chuyển giao hàng nhanh đi New York với chi phí tốt!

Một số thông tin bạn cần nắm về thủ tục hải quan khi làm giấy tờ, thủ tục về việc nhập khẩu bột mì là gì?

thủ tục nhập khẩu bột mì

1. Khai và nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử.

Từ tháng 4/2014, cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống VNACCS mới, và mẫu tờ khai cũng có thay đổi nhiều.

2. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:

Luồng xanh

Màu xanh may mắn! Nhưng cũng có 2 trường hợp: xanh có điều kiện và không điều kiện.

  • Xanh không điều kiện: Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, mà không phải làm gì thêm. Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, tôi thấy người khai vẫn phải in ra giấy có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng. Sau đó đem tờ khai giấy lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, rồi mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi). Nghĩa là các bước công việc vẫn làm tương tự như tờ khai luồng vàng, có điều thời gian hải quan tiếp nhận xem xét đóng dấu sẽ nhanh hơn (với điều kiện họ thấy thông tin tờ khai không có vấn đề gì).
  • Xanh có điều kiện: phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như: Giấy chứng nhật xuất xứ (C/O), Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế… Với loại luồng xanh này, chắc chắn bạn phải tới chi cục hải quan để làm thủ tục.

Luồng vàng

Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Chi tiết đóng gói
  • Chứng từ khác: C/O, kiểm tra chất lượng…

Trình tự thủ tục giống như mô tả luồng xanh có điều kiện trên đây.

Chi tiết về hồ sơ hải quan & quy trình thủ tục, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Điều 12 thông tư 128/2013/TT-BTC.
  • Với hồ sơ hải quan điện thử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

Luồng đỏ

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Trước hết, bạn vẫn phải có bộ hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (quá mệt mỏi và tốn kém!).

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ok, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là xong.

3. Nộp thuế

hải quan

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Tốt nhất là bạn nên làm theo qui định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ. Như vậy, thời gian làm thủ tục sẽ nhanh hơn, và cán bộ hải quan sẽ bớt chất vấn.

4. Địa điểm làm thủ tục hải quan

Bạn có thể làm thủ tục thông quan tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (cảng nội địa).

Một vài lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng bột mì về Việt Nam

Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng bột mì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Làm xong hồ sơ tự công bố trước khi hàng về. Đây là một lưu ý rất quan trọng, bởi có thể bạn sẽ có kết quả tự công bố chậm trễ, có thể do chứng từ sai, thiếu hoặc một lý do khác,… Và bạn cũng đừng quên nhập mẫu về trước để làm giám định, vì phải làm giám định xong mới có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm để đủ hồ sơ đăng ký tự công bố sản phẩm lưu hành.
  • Bột mì có thuế nhập khẩu ưu đãi là 15%, bạn nên cân nhắc xin CO ưu đãi chẳng hạn form E, form AI… để được hưởng lợi giảm thuế nhé.

Với những hướng dẫn cũng như những thông tin mà Indochinapost vừa cung cấp cho bạn, hi vọng rằng các bạn sẽ có cho mình những thông tin tốt nhất về việc làm thủ tục nhập khẩu bột mì. Nếu như chưa rõ thông tin nào, hãy liên hệ ngay với Indochinapost để được hỗ trợ thông tin nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)