HÃY COI CHỪNG NẾU BẠN KHÔNG BIẾT TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THUỶ SẢN, SẢN PHẨM THUỶ SẢN XUẤT KHẨU

HÃY COI CHỪNG NẾU BẠN KHÔNG BIẾT TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THUỶ SẢN, SẢN PHẨM THUỶ SẢN XUẤT KHẨU

Dưới đây là những khái niệm cơ bản, quý khách nên tìm hiểu rõ trước khi muốn làm thủ tục cũng như vận chuyển thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản…

Thủy sản: Là các loài động vật có giai đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước. Bao gồm các loài cá, giáp xác, thân mềm, da gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, giun, bò sát và động vật có vú sống dưới nước. Kể cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.

Thủy sản giống: Là các loại thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm hoặc nuôi làm cảnh.  Bao gồm cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.

Sản phẩm thủy sản: Bao gồm thủy sản đã chết ở dạng nguyên con, các loại sản phẩm khác có nguồn gốc từ thủy sản.

Nguyên liệu chế biến thực phẩm: Là các loại thủy sản, sản phẩm thủy sản được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ.

  1. Trình tự thực hiện:

    Bước 1: Gửi hồ sơ.

    Bước 2: Tiến hành kiểm dịch

    Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

  2. Cách thức thực hiện:

    Gửi hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

    – Trực tiếp;

    – Theo đường bưu điện;

    – Fax;

    – Thư điện tử;

    – Đăng ký trực tuyến.

  3. Thành phần, số lượng hồ sơ.

    Thành phần hồ sơ:– Giấy khai báo kiểm dịch;

    – Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);

    – Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);

    – Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối vớinhững loài có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện hoặcDanh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu;

    – Bản sao Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguycấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụlục của Công ước CITES.

    – Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);

    – Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nướcnhập khẩu (nếu có).

     Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

  4. Thời hạn giải quyết:

    – Trong thời gian 10 (mười) ngày (đối với thủy sản).

    – Trong thời gian 05 (năm) ngày (đối với sản phẩm thủy sản).

  5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức

    Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

    Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6 (thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)

    Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

    Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

    Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6 (thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)

    Cơ quan phối hợp: Không.

  6. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận kiểm dịch.
  7. Phí, lệ phí:– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch: 70.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính);– Phí chẩn đoán thú y, kiểm dịch (Phụ lục 3, 4 ban hành kèm theo Thông tưsố 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính).
  8. Tên mẫu đơn, tờ khai:Giấy khai báo kiểm dịch

     

Trên đây là toàn bộ thủ tục, quy trình cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản khách hàng cần lưu ý. Công ty Indochina Post với nhiều năm kinh nghiệm trong nghành Logistics đảm bảo sẽ hỗ trợ cho khách hàng làm những thủ tục này 1 cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí tiết kiệm.

Dịch vụ kèm theo của Indochina Post

Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa: đường bộ, đường biển

–Dịch vụ kho bãi: kho lạnh, kho mát, kho đông, kho khô

-Dịch vụ cho thuê chuyến bay.

Khai báo hải quan

 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)