Soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu – Indochinapost

Phuong an giai quyet khi hang hoa khong phu hop

Soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu – Indochinapost

Hầu hết các công ty ở các nước phát triển luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký kết hợp đồng, hợp đồng thương mại của họ rất chi tiết, chặt chẽ về dự liệu và cả những tình huống hiếm khi xảy ra. Trong khi đa số các Công ty của Việt Nam hiện nay chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”, khó hiểu và thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi kiện tụng. Vì vậy, công ty indochina post tự tin là đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa với chất lượng hàng đầu; chúng tôi luôn đề cao tiêu chí thận trọng trong việc soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu.

Soan thao hop dong xuat nhap khau
Soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

1. Những điểm chung cần quan tâm khi soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

a) Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán

Bước 1: Soạn dự thảo hợp đồng

Bước 2: Đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo

Bước 3: Hoàn thiện – ký kết hợp đồng

– Soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán. Nó giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

– Đăc biệt phải xác định (dự liệu) những rủi ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp và loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng; Ví dụ: khi mua hàng hóa, phải dự liệu đến cả những tình huống hiếm khi xảy ra: hàng giả, hàng nhái; gặp bão, lụt trong quá trình vận chuyển, giao hàng; khi tranh chấp kiện tụng thì tiền phí luật sư bên nào chịu; những thiệt hại gián tiếp bên vi phạm có phải chịu không…?

b) Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng:

Doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng thương mại, nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau:

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện.Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.

– Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.

c)Tên gọi hợp đồng:

Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là xi măng, ta có Hợp đồng mua bán + xi măng hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại. Tên gọi hợp đồng được quy định trong: chương 16 – Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005.

d) Căn cứ ký kết hợp đồng:

Có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với một doanh nghiệp nước ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có).

e) Hiệu lực hợp đồng xuất nhập khẩu:

– Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác;

– Các bên phải hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

2. Bố cục và các điều khoản của một hợp đồng xuất nhập khẩu

 Contract No …

                                              Place…Date ….

             Between:

Name: …

Address: …

Tel: …              Fax:… Email address: …

Represented by Mr ……

Hereinafter called as the SELLER

              And:

Name: …

Address: …

Tel: …              Fax:… Email address: …

Represented by Mr ……

Hereinafter called as the BUYER

The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:

Art. 1 : Commodity :

Art. 2 : Quality :

Art. 3 : Quanlity :

Art. 4 : Packing and marking :

Art. 5 : Price :

Art. 6 : Shipment :

Art. 7 : Payment :

Art. 8 : Warranty :

Art. 9 :  Penalty :

Art. 10 : Insurance :

Art. 11 : Force majeure :

Art. 12 : Claim :

Art. 13 : Arbitration :

Art. 14 : Other terms and conditions :

For the BUYER                                                         For the SELLER

Rate this post
0/5 (0 Reviews)