Mobile Marketing Part I

Hình3. Hình ảnh ứng dụng iFood’s assistant

Mobile Marketing – vai trò vượt trội trong các chiến dịch marketing hiện nay

1. Khái niệm

Ra đời vào năm 2004 tại Mỹ, cũng như nhiều ngành mới phát triển khác, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Mobile Marketing.

  • Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Mobile Marketing là việc sử dụng các phương tiện không dây làm công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho hoạt động Marketing.
  • Theo hãng nghiên cứu First Partner của Anh: “Mobile Marketing bao gồm một loạt các phương thức trong đó khách hàng mục tiêu tương tác với chiến dịch Marketing bằng điện thoại di động của họ”.

Như vậy, tựu trung lại Mobile Marketing có thể được hiểu là việc thực hiện các chiến dịch Marketing  thông qua việc tận dụng những lợi ích từ kênh truyền thông là điện thoại di động.

2. Các hình thức thực hiện Mobile Marketing

2.1. SMS Marketing

Với hơn 3,7 tỉ người dùng trên trên thế giới năm 2015, dịch vụ tin nhắn SMS (Short Messages Service) đã trở thành ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tin nhắn văn bản có tối đa 160 ký tự, bao gồm các loại kí tự đơn giản (simple text), không kết hợp các hiệu ứng khác, không có dạng văn bản với nhiều dạng dữ liệu kí tự (rich text).

Với nhiều lợi ích như chi phí thấp, phản hồi trực tiếp, đơn giản trong việc sử dụng, thu thập được dữ liệu khách hàng…, SMS được ứng dụng trong các hình thức Marketing sau:

  • Hình thức thông tin quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ
  • Cung cấp nội dung theo yêu cầu
  • Các chương trình nhắn tin, bình chọn trúng thưởng

2.2.         Bluetooth Marketing

Bluetooth được hiểu một cách đơn giản là công nghệ truyền tải dữ liệu không dây,  phát triển để thay thế các loại cáp kết nối các thiết bị di động hay cố định.

Bluetooth Maketing là quá trình chuyển tải nội dung quảng cáo qua công nghệ Bluetooth không dây đến các khách hàng tiềm năng. Hệ thống Bluetooth thường được tích hợp trên những áp phích quảng cáo ngoài trời, biển hiệu và cửa sổ của các cửa hàng, địa điểm công cộng. Sóng Bluetooth sẽ quét trong bán kính 100m và gửi những thông điệp, nội dung cần truyền tải như tin nhắn, hình ảnh, games, clip TVC quảng cáo, các chương trình khuyến mãi… đến chiếc di động của khách hàng.

2.3.         Location – Based Marketing

Marketing qua di động định vị LBS (Local Based Services) được triển khai khi các nhà cung cấp dịch vụ gửi thông tin tới các thuê bao thông qua việc định vị vị trí của họ. Trong ứng dụng này, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) sẽ được tích hợp vào điện thoại di động để vị trí của thuê bao có thể được phát hiện khi họ di chuyển vào bán kính phủ sóng của các trạm LBS.

Thông qua hệ thống GSP này, doanh nghiệp có thể xác định được vị trí của những khách hàng tiềm năng của mình. Biết đích xác được vị trí của khách hàng, doanh nghiệp có thể gửi những thông tin phù hợp với hoàn cảnh đến họ. Ví dụ, một người đi bộ gần một quán cà phê Starbucks có thể sẽ nhận được một quảng cáo cho một loại thức uống cụ thể kèm theo một phiếu giảm giá đi kèm. Điều này có thể sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng, và khuyến khích họ vào cửa hàng để mua hàng.

2.4.         QR Code

QRC (Quick Response Code – Mã phản ứng nhanh) có thể hiểu là một hình ảnh đồ họa lưu trữ thông tin, được đọc bởi một số ứng dụng của điện thoại di động (bằng cách chụp ảnh các mã vạch ).

Hình 1. Hình ảnh mã vạch QRC
Hình 1. Hình ảnh mã vạch QRC

QRC thường được sử dụng kết hợp với các thiết bị thông minh như tablet hay smartphone. QRC là công cụ độc đáo gợi sự tò mò của khách hàng, thu hút sự chú ý của họ. Chính vì vậy, QRC được ứng dụng nhiều trong các chiến dịch Marketing . Mã vạch có thể được in trên các tạp chí, áp phích, tờ rơi…Khách hàng chụp các mã vạch này để có thể nhận được các các hình ảnh, video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, hoặc các đường link tới các trang web của doanh nghiệp…

2.5. APP – based Marketing

Cùng với sự lan rộng ngày càng mạnh mẽ của các thiết bị di động thông minh như smartphone hay tablet, các aps (ứng dụng điện thoại) hiện nay trở nên rất phổ biến nên việc quảng cáo trên nền các ứng dụng là điều mà các doanh nghiệp thường hay dùng.

Đơn cử, đến cuối năm 2016, Apple đã chính thức công bố kho ứng dụng App Store đã vượt mốc 2 triệu ứng dụng. Tuy nhiên, báo cáo mới của công ty chuyên phân tích ứng dụng Sensor Tower cho thấy kho ứng dụng App Store của Apple có thể mở rộng lên tới hơn 5 triệu ứng dụng vào cuối năm 2020.

Hình 2. Tổng số ứng dụng iOS được kích hoạt trên App Store từ năm 2008 - 2020
Hình 2. Tổng số ứng dụng iOS được kích hoạt trên App Store từ năm 2008 – 2020

Một trong các trường hợp sử dụng thành công App-based marketing là Kraft với ứng dụng iFood’s  Assistant trên App store. Ứng dụng này cung cấp hàng ngàn các công thức nấu ăn đơn giản nhưng ngon miệng cho các bà nội trợ bận rộn, các video hướng dẫn cụ thể cũng như danh sách nguyên liệu được liệt kê chi tiết. Ứng dụng cũng cung cấp cho khách hàng các địa chỉ mua sắm gần nhất với họ. Và điều dĩ nhiên là hầu hết các công thức nấu ăn đều được thực hiện từ các nguyên liệu được cung cấp từ các nhãn hàng của Kraft. IFood’s  Assistant đã tiêu tốn của Kraft gần 100000USD cho bước đầu thành lập nhưng đến nay, ứng dụng này đã giúp Kraft thu hút hàng triệu khách hàng mua sắm mỗi năm.

Hình3. Hình ảnh ứng dụng iFood’s assistant
Hình3. Hình ảnh ứng dụng iFood’s assistant

2.6.         Mobile search Ads và Display Ads

Mobile search ads ( quảng cáo tìm kiếm) là hình thức quảng cáo trên điện thoại thông minh qua mạng tìm kiếm được Google cung cấp.

Hình 4. Hình ảnh về Mobile search ads
Hình 4. Hình ảnh về Mobile search ads

Display ads (Quảng cáo hiển thị trực tuyến) là hình thức quảng cáo khá thông dụng trên internet. Nó có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau từ những banner tĩnh, đến những banner động hay các hình thức có độ tương tác cao hơn như Adobe Flash hay .gif. Âm thanh hay video đôi khi cũng được sử dụng trong các quảng cáo bằng hình ảnh.

Part II
Rate this post
0/5 (0 Reviews)