Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

Giai quyet tranh chap

Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Càng ngày vai trò của thương mại quốc tế càng trở nên quan trọng với bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ.Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đã trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Để có được sự phát triển đó, mọi giao dịch thương mại  đều phải dựa trên sự bình đẳng và giải quyết tốt các tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng

Vậy  các quốc gia đó đã giải quyết tranh chấp đó như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các phương thức giải quyết tranh chấp xảy ra trong hợp đồng thương mại quốc tế ở bài viết dưới đây.

       I.            Tranh chấp hợp đồng

1.     Khái niệm

  • Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.
  • Tranh chấp Hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó.

2.     Đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng

+  Luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng

+ Liên quan đến tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.

+   Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp là bình đẳng, thỏa thuận

   II.            Giải quyết các tranh chấp

1.  Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm:

  • bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp
  •  đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội
  • giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân
  • góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

2.   Phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

Giai quyet tranh chap
Giải quyết tranh chấp

3.  Phải có tính khả thi cao, thi hành được.

Quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

4.  Có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

5.  Có thể chọn lựa một hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp.

6.  Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng:
+   Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
+   Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng.
+   Thái độ hay quy định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.

III.            Các phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

1.  Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng,hòa giải

a.      Trường hợp áp dụng:

+   Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

+   Ở VN, phương thức giải quyết bằng thương lượng, hòa giải được ưu tiên khi có tranh chấp xảy ra.

b.    Các hình thức hòa giải:

–    Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ 3.

–    Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba .

–    Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

–    Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên.

2.Phương thức giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài:

a)    Trường hợp áp dụng:

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Giai quyet tranh chap
Phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

b)    Đặc điểm

+  Bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.

+   Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một trọng tài  hoặc Hội đồng trọng tài phù hợp

+ Trọng tài là một cơ quan xét xử. Quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.

+   Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.

+  Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

+   Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp

 Trường hợp áp dụng:

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.

IV. So sánh các phương án giải quyết tranh chấp

  Hòa giải Trọng tài Tòa án
Ưu điểm -Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.

 

–  Không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên

 

–  Dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp và sử dụng chứng

 

–  Các bên thường nghiêm túc thực hiện.

 

-Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.

 

-Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.

 

– Lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp.

–  Hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tín của các bên trên thương trường.

 

– Phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

 

– Các quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.

 

-Những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có thể được phát hiện khắc phục.

 

-Ở VN, án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.

 

Nhược điểm –    Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.

 

–   Kẻ xấu sẽ lợi dụng hòa giải để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình

-Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao

 

– Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên.

-Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài

 

– Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế

Trên thực tế, việc lựa chọn phương thức nào còn phụ thuộc vào sự tin tưởng và mối quan hệ hòa hữu giữa các bên tham gia hợp đồng. Chính vì vậy,phương thức thương lượng, hòa giải luôn được ưu tiên trước các phương thức khác khi giải quyết các tranh chấp thương mại.

Indochinapost cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng xuất nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng cũng như hỗ trợ quý khách hàng xin giấy phép xuất nhập khẩu của các bộ, ngành liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)