BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ————– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 10/2016/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC THÚ Y ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH, CẤM SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM, CÔNG BỐ MÃ HS ĐỐI VỚI THUỐC THÚ Y NHẬP KHẨU ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Phụ lục I.
2. Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II.
3. Bảng chi tiết mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam, Phụ lục IB và Phần B của Phụ lục IC
Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp:
1. Đối với các sản phẩm quy định tại phần C của Phụ lục IC có Giấy chứng nhận lưu hành hết hạn trong khoảng thời gian từ khi Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/01/2017, được phép lưu hành đến hết ngày 31/01/2017.
Để tiếp tục lưu hành sản phẩm sau ngày 31/01/2017, cơ sở phải nộp hồ sơ đăng ký lại theo quy định của pháp luật về quản lý chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Đối với các sản phẩm quy định tại phần C Phụ lục IC không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được phép lưu hành theo thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận lưu hành. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành lại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau: Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng; số 29/2009/TT-BNN ngày 04/6/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng; số 20/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/4/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng; số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng; số 25/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2012 ban hành Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam; số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013 ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Văn phòng Chính phủ; – Công báo Chính phủ, Website Chính phủ; – Bộ, các cơ quan ngang Bộ; – Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Vụ Pháp chế-Bộ Nông nghiệp & PTNT; – Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Lưu: VT, Cục Thú y. |
KT. BỘ TRƯỞNG
|