Cước vận chuyển hàng không: những điều cần biết

Cách tính cước phí vận chuyển hàng không

Cước vận chuyển hàng không: những điều cần biết

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của hoạt động giao thương quốc tế; vận tải đường hàng không đang trở nên dần phổ biến bởi sự vượt trội về tốc độ và tính an toàn. Đi kèm với những lợi ích đó; chi phí khá cao của vận tải hàng không cũng cần được các nhà giao thương cân nhắc và tìm hiểu kĩ càng. Để giúp mọi người tìm hiểu về vấn đề này; Indochina Post xin giới thiệu tất tần tật về cước vận chuyển hàng không chính xác, dễ hiểu, hữu ích để các bên tham khảo.

Cách tính cước vận chuyển hàng không
Cách tính cước vận chuyển hàng không

Cước vận chuyển hàng không là gì?

Cước vận chuyển hàng không là chi phí mà người gửi hàng phải trả cho công ty chuyên chở (forwarder) để vận chuyển lô hàng từ sân bay nước người bán sang sân bay nước người mua.

Cách tính cước vận chuyển hàng không

Quy tắc, cách tính cước vận chuyển được quy định bởi Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) như sau:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 2 đại lượng trong công thức này.

Đơn giá cước (Rate)

Đơn giản nó là chi phí phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (kg). Những công ty vận chuyển hàng không khác nhau sẽ có đơn giá cước của riêng mình; được công bố trên website. 

Thông thường, đơn giá này sẽ thay đổi theo tổng khối lượng hàng; theo nguyên tắc hiểu nôm na là “càng gửi nhiều càng rẻ”. 

Khối lượng tính cước (Chargeable weight)

Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp rất cần phải lưu tâm. Bởi lẽ có tới 2 khối lượng có thể dùng để tính cước hàng không; đó là khối lượng thực tế và khối lượng thể tich. Và nguyên tắc tối quan trọng cần phải nhớ đó là số nào lớn hơn sẽ được dùng để tính cước vận chuyển hàng không.

Khối lượng thực tế (Actual weight): là khối lượng hiển thị trên cân.

Khối lượng thể tích/Khối lượng kích cỡ (Volume/Volumetric/Dimensional weight): là khối lượng được quy đổi từ thê tích của lô hàng theo công thức sau (được quy định bởi IATA)

Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000

Trong đó: Khối lượng thể tích tính theo kg; Thể tích hàng tích theo cm3, Thể tích hàng được tính bằng công thức Dài x Rộng x Cao.

Sở dĩ có 2 loại khối lượng này là bởi sự hạn chế bởi khối lượng và thể tích dùng để chuyên chở của máy bay. Khối lượng thể tích được nhắm đến các lô hàng cồng kềnh, chiếm nhiều thể tích. 

Khối lượng thể tích được quy đổi từ kích thước của kiện hàng
Khối lượng thể tích được quy đổi từ kích thước của kiện hàng

Ví dụ thực tế

VD1: Lô hàng nặng 30kg, đóng trong thùng kích thước 50x40x30 (cm)

Khối lượng thực tế = 30kg

Khối lượng thể tích = (50x40x30)/6000 = 10kg

Hãng vận chuyển sẽ dùng khối lượng thực tế 30kg để tính cước.

VD2: Lô hàng nặng 30kg, đóng trong thùng kích thước 100x80x60 (cm)

Khối lượng thực tế = 30kg

Khối lượng thể tích = (70x60x50)/6000 = 35kg

Hãng vận chuyển sẽ dùng khối lượng thể tích 35kg để tính cước.

Một số lưu ý về khối lượng

Trong trường hợp có nhiều lô hàng với nhiều thể tích khác nhau; quý khách tính tổng thể tích các kiện hàng rồi áp dụng vào công thức

Mẫu số 6000 trong công thức có thể thay đổi tùy theo công ty chuyển phát, tập quán thương mại của các nước,…

Một số lưu ý về cước vận chuyển hàng không

Cước phí sẽ thay đổi tùy theo loại hành. Lấy cước phí hàng bách hóa (CPHBH) làm chuẩn; chúng ta có cước phí hàng vàng, bạc = 200% CPHBH, động vật sống = 150% CPHBH, sách báo hành lý = 50% CPHBH.

Cước phí cũng sẽ thay đổi theo hình thức vận chuyển. Đơn giá hàng gửi nhanh cao hơn hàng thường 30-40%; đơn giá hàng container sẽ rẻ hơn,..

Ngoài chi phí vận chuyển chính, cước phí sẽ bao gồm một số chi phí khác như DO, handling, lệ phí sân bay,…

Mong rằng bài viết này sẽ giúp quý khách đưa ra quyết định tốt nhất cho lô hàng của mình. Ngoài ra quý khách có thể liên hệ ngay đến Indochina Post để nhận được sư tư vấn và hỗ trợ tốt nhất; cũng như được cung cấp dịch vụ hàng đầu về vận chuyển hàng khôngthủ tục hải quan.

4.7/5 - (1500 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)