500+ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU & LOGISTICS

Chuyển phát nhanh hàng hóa Việt Nam đi Cape Verde
Chuyển phát nhanh hàng hóa Việt Nam đi Cape Verde
Thuật ngữ Anh Việt chuyên ngành xuất nhâp khẩu và Logistics dành cho người mới bắt đầu

500+ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU & LOGISTICS

MỤC LỤC

PHẦN I: CHỮ VIẾT TẮT

1.1.1.  A-B-C-D

1.1.2.  E-F-G-H

1.1.3.  I-J-K-L-M-N

1.1.4.  O-P-Q-R-S-T-U-V-W-X

PHẦN II: THUẬT NGỮ ANH-VIỆT

1.1.5.  A-B-C-D

1.1.6.  E-F-G-H

1.1.7.  I-J-K-L-M-N

1.1.8.  O-P-Q-R-S-T-U-V-W-X 94

PHẦN III: THUẬT NGỮ VIỆT-ANH

1.1.9.  A-B-C-D

1.1.10. E-F-G-H

1.1.11. I-J-K-L-M-N

1.1.12. O-P-Q-R-S-T-U-V-W-X

PHẦN I: CHỮ VIẾT TẮT

TT      Viết tắt           Tiếng Anh           Tiếng Việt         Định nghĩa

1

AANZFTA

ASEAN Australia New Zealand Free Trade Area

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN

– Australia/New Zealand

Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc- Niu di lân là Hiệp định được  ký ngày 27 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Úc và Niu di lân (trong Thông tư này gọi tắt là Hiệp định AANZFTA).

2

ACFTA

ASEAN-China Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiệp định ký kết bắt đầu có hiệu lực vào 1 tháng 1 năm 2010.

 

Bước đầu, theo thỏa thuận chung, các quốc gia thành viên (gồm Trung Quốc và 6 nước sáng lập ASEAN là Brunei, Indonesia, Mã Lai, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế  quan đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010.

Những thành viên khác của ASEAN như Việt Nam hay Campuchia, Lào sẽ tham gia khu vực này theo một lộ trình kéo dài trong 5 năm.

3

AHKFTA

ASEAN-Hong Kong Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hong Kong

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Hồng Kông được khởi động đàm phán từ tháng 7/2014 và hoàn tất đàm phán vào ngày

9/9/2017.

 

 

 

 

 

 

Ngày 12/11/2017, ASEAN và Hong Kong (Trung Quốc) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA), dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019.

4

AIFTA

ASEAN–India Free Trade Area

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ được ký ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Thái Lan.

 

Hiệp định gồm 24 điều với nội dung chính là thiết lập lộ trình cam kết giảm thuế đã được các nước ASEAN và Ấn Độ thống nhất. Ngoài ra cũng quy định về quy tắc xuất xứ, thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp, các biện pháp phi quan thuế, minh bạch hóa, chính sách, rà soát, sửa đổi cam kết, biện pháp tự vệ, ngoại lệ.

5

AJCEP

ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP).

AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.

6

AKFTA

ASEAN-Korea Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc. Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu từ năm 2007.

 

Riêng các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và

Việt Nam có những đối xử đặc

 

 

 

 

 

 

biệt, khác biệt và linh hoạt. Cụ thể: cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN- Hàn Quốc sẽ cơ bản được hoàn thành vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và Hàn Quốc, vào năm 2016, với một  số  linh hoạt đến 2018, đối với Việt Nam, vào năm 2018 với  một số linh hoạt đến 2020 đối  với  3 nước Campuchia, Lào và Myanmar.

7

asap

As soon as possible

Càng sớm càng tốt

 

8

ATIGA

ASEAN Trade in Goods Agreement

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.

 

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

 

Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA

9

AWB

Airway Bill

Vận đơn hàng không

Là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Vận đơn hàng không được phát hành khi hãng hàng không hoặc công ty giao nhận vận tải tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển.

 

 

10

B/E

Drafts

Hối phiếu

(cách viết khác của Bill of Exchange)

11

B/L

Bill of lading

Vận đơn đường biển

Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng

tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích

12

BAF

Bunker Adjustment Factor

Phụ phí nhiên liệu cho tuyến hàng đi châu Á

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu, tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)

13

BCC

Blind Carbon Copy

Bản sao không nhìn thấy

Sử dụng tính năng BCC để gửi thư điện tử cho nhiều người nhận cùng lúc những người được thêm trong BCC không thể xem được danh sách những địa chỉ email cũng được nhận email này. Nghĩa người nhận không hề biết có người khác cũng nhận được email này như mình.

14

BE

Bill of Exchange = Draft

Hối phiếu

Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối

phiếu: drawer) cho một người khác (gọi là người bị ký

phát: drawee), yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payees)

 

 

15

BIC code

Bank Identifier Code

Mã định dạng ngân hàng

Là mã nhận dạng ngân hàng chuẩn cho một ngân hàng cụ thể. Mỗi ngân hàng sẽ có 1 mã riêng để phân biệt với các ngân hàng khác trên thế giới.

16

C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào từ đó giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu (nếu có).

17

C/P

Charter party

Hợp đồng thuê tàu chuyến

Là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển trong phương thức thuê tàu chuyến, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết sẽ thanh toán cước phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.

18

C/Q

Certificate of Quality

Giấy chứng nhận chất lượng

Là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.

19

CAD/ COD

Cash against Documents = Cash on Delivery

Phương thức Nhờ thu giao chứng từ nhận tiền ngay

Là phương thức thanh toán theo đó, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở “tài khoản tín thác” (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình đến ngân hàng đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ khi người nhập khẩu đã nộp tiền để thanh toán.

 

 

20

CAF

Currency Adjustment Factor

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

21

CBM

Cubic Meter

Mét khối

Đơn vị mét khối (m^3) thường được sử dụng để tính thể tích hàng hóa trong vận tải.

22

CC

Carbon copy

Bản sao

Sử dụng tính năng CC để gửi thư điện tử cho nhiều người nhận cùng lúc và những người này có thể xem được danh sách những địa chỉ email cùng được nhận thư này.

23

CC

Change in Chapter

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp chương)

Là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số.

24

CCL

Container cleaning fee

Phí vệ sinh container

Đây là chi phí mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot.

25

CFR

Cost and Freight

Tiền hàng và cước phí

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu.

 

Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

26

CFS

Container Freight Service

Phí gom hàng lẻ

Phí gom/ chia hàng lẻ. Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì sẽ phát sinh phí dỡ hàng từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS và họ thu phí CFS.

 

 

27

CFS

Container Freight Station

Địa điểm thu gom hàng lẻ

Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.

28

CIC

Container Imbalance Charge

Phí mất cân đối vỏ container

Còn gọi là phụ phí chuyển vỏ rỗng. Đây là một hình thức phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lương lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

 

Lưu ý: Phí CIC là một loại phụ phí vận tải biển, phí CIC không phải phí được tính trong Local Charge.

29

CIF

Cost, Insurance and Freight

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu.

 

Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

 

Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu.

30

CIP

Carriage and Insurance paid to

Cước phí và bảo hiểm trả tới

Người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận, ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng

hóa tới nơi đến quy định.

 

 

 

 

 

 

 

Người bán cũng phải ký hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải.

31

CNF/ C&F

Cost and Freight

Tiền hàng và cước phí

Theo Incoterm 2000 thì CNF (viết tắt của Cost And Freight) là điều kiện giao hàng theo thông lệ mua bán quốc tế, trong đó bao gồm :

 

 

 

 

– C (cost) : trị giá hàng hoá được giao dịch theo hợp đồng ngoại thương.

 

 

 

 

– F (Freight): cước vận chuyển hàng hoá đến địa điểm dỡ hàng theo thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương.

32

COD

Change of Destination

Phụ phí thay đổi nơi đến

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

33

COLLECT

Freight to collect

Cước phí trả sau

Hãng vận tải sẽ phải thu tiền cước từ người nhận hàng (người nhập khẩu) tại cảng đến, thường sử dụng khi xuất nhập khẩu theo điều kiện giao hàng FOB, FCA, EXW…

34

COR

Cargo Outturn Report

Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng

Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.

 

 

35

CPT

Carriage paid to

Cước phí trả tới

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa

thuận, người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.

36

CPTPP

 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ).

CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn hiệp định này.

CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết) và (iii) một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP

37

CSC

Certificate of short landed cargo

Giấy chứng nhận hàng thiếu

Là giấy tờ được lập khi tàu giao thiếu hàng cho cảng

38

CTC

Change in Tariff Classification

Chuyển đổi mã số hàng hóa

Là tiêu chí xuất xứ yêu cầu mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của các nguyên liệu đầu vào ở cấp 2 số, 4 số hoặc 6 số tùy vào mặt hàng cụ thể.

39

CTH

Change in Tariff Heading

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp nhóm)

Là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản

phẩm phải trải qua sự chuyển

 

 

 

 

 

 

đổi mã HS ở cấp 4 số.

40

CTO

Combined Transport Operator

Người kinh doanh vận tải đa phương thức

(cách viết khác của MTO)

41

CTSH

Change in Tariff Sub-Heading

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp phân nhóm)

Là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số.

42

CY

Container yard

Bãi container

Là khu vực lưu giữ và bảo quản các container rỗng. Hoặc đóng vai trò là một cảng để doanh nghiệp bốc dỡ container nhập khẩu hoặc xếp hàng lên tàu xuất khẩu. Đối với các công ty logistics đây là một nơi hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận tải quốc tế.

 

Trong vận chuyển container, người ta thường dùng ngắn gọn CY/CY để chỉ trách nhiệm của Người vận chuyển là từ bãi container tại nơi đi đến bãi container tại nơi đến.

43

D/A

Documents Against Acceptance

Nhờ thu trả chậm

Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn được ký phát bởi người bán (người xuất khẩu).

 

Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải

thực hiện thanh toán như đã

 

 

 

 

 

 

chấp nhận.

44

D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

Là chứng từ do người chuyên chở hoặc đại lý của họ phát hànhvới mục đích hướng dẫn (yêu cầu) cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hoá chuyển giao quyền cầm giữ hàng hoá cho bên được định danh (giao hàng cho người nhập khẩu).

 

Lệnh giao hàng được người chuyên chở phát hành sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán đủ những khoản chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hoá như tiền cước (nếu cước chưa trả), phí lưu container quá hạn (nếu có).

45

D/P

Documents Against Payment

Nhờ thu trả ngay

Phương thức này yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán ngay khi nhận được chứng từ.

46

DAP

Delivered at Place

Giao tại nơi đến

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

47

DAT

Delivered at Terminal

Giao tại bến

Người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc tại nơi đến chỉ định.

 

“Bến” (terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu

mọi chi phí và rủi ro liên quan

 

 

 

 

 

 

để đưa hàng hóa đến địa điểm đó.

48

DC

Dry container

Container bách hóa

(cách viết khác của GP container – Container bách hóa.)

49

DDC

Destination Delivery Charge

Phụ phí giao hàng tại cảng đến

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

50

DDP

Delivered Duty Paid

Giao hàng đã nộp thuế

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.

 

Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất và nhập khẩu.

51

DEM

Demurrage

Phí lưu container tại bãi

Là phí mà khách hàng là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu phải trả cho hãng tàu khi việc lưu container tại cảng vượt quá thời gian quy định ( Thông thường là 7 ngày kể từ ngày cont hạ bãi).

52

DET

Detention

Phí lưu container tại kho riêng

Có nhiều cách hiểu và giải thích cho thuật ngữ này nhưng thông thường được hiểu là chi phí lưu container tại kho riêng của khách hàng phải trả cho

 

 

 

 

 

 

hãng tàu khi vượt quá thời gian quy định cho phép ( Thông thường là 7 ngày kể từ lúc cont lấy ra khỏi cảng, depot).

53

DIM

Dimention

Kích thước

Kích thước (dài, rộng, cao, đường kính…) của hàng hóa hoặc thùng, kiện đóng hàng.

54

DWT

Deadweight

Trọng tải tàu

Là sức chở của con tàu được đo bằng tấn mét (Metric ton =

1.000 kg), tấn Anh (British ton = 1016 kg) hoặctấn Mỹ (US ton = 907,2 kg).

 

 

1.1.2.                        E-F-G-H

 

 

55

e.UCP

Supplement to The UCP for Electronic Presentation

 

Là bản phụ trương của UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử trong phương thức thanh toán L/C.

56

EBS

Emergency Bunker Surcharge

Phụ phí xăng dầu

Là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, không phải phí được tính trong Local Charge.

57

eCOSys

 

Hệ thống eCOSys

Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa chỉ tại: http://ww w.ecosys.g ov.vn.

58

ECUS

 

Phần mềm khai báo hải quan điện tử

Được phát triển bởi Công Ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn đã được Cục CNTT Tổng Cục Hải quan xác nhận hợp chuẩn cho phiên bản khai từ xa và thông quan điện tử.

59

EDA

 

Khai thông tin xuất khẩu

Nghiệp vụ EDA được sử dụng để khai các thông tin xuất

 

 

 

 

 

 

khẩu trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử VNACCS).

60

EDC

 

Đăng ký tờ khai xuất khẩu

Gọi ra màn hình ‘‘Thông tin đăng ký tờ khai xuất khẩu EDC’’ do hệ thống phản hồi cho người khai sau khi người khai thực hiện xong nghiệp vụ EDA (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử VNACCS).

61

ETA

Estimated Time of Arrival

Ngày tàu đến dự kiến

Là ngày dự kiến theo lịch trình tàu sẽ cập cảng đến của nước nhập khẩu.

62

ETD

Estimated Time of Departure

Ngày tàu khởi hành dự kiến

Là ngày dự kiến theo lịch trình tàu sẽ khởi hành rời khỏi cảng đi của nước xuất khẩu.

63

EU

European Union

Liên minh châu Âu

Là một tổ chức tập hợp các nước thuộc Châu Âu với số lượng thành viên hiện nay là 28 nước. Liên minh châu Âu thành lập năm 1950 với mục tiêu gắn kết các nền kinh tế, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hội nhập, tận dụng lợi thế kinh tế của nhau để tạo sức cạnh trang với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên Xô.

64

EVFTA

Vietnam

EU Free Trade Agreement – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

 

Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến

 

 

 

 

 

 

hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

65

EXW

Ex Work

Giao hàng tại xưởng

Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho, v.v…).

 

Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).

66

FAS

Free alongside Ship

Giao dọc mạn tàu

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định.

 

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

67

FBL

FIATA Bill of lading

Vận đơn của FIATA

Là vận đơn do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận – FIATA phát hành.

68

FCA

Free Carrier

Giao cho người chuyên chở

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cở sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác.

 

Các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm đó.

 

 

69

FCL/FCL

Full container Load

Phương pháp gửi hàng chẵn/nguyên

Là phương pháp sử dụng khi lô hàng có khối lượng hoặc kích thước đủ để xếp vào 1 hoặc nhiều container. Người gửi có trách nhiệm đóng hàng vào container và người nhận có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

 

 

 

 

Khi gửi hàng chẵn, trên vận đơn thường ghi FCL/FCL nghĩa là nhận nguyên container – giao nguyên container.

70

FCR

Forwarder’s Cargo Receipt

Vận đơn của người giao nhận

Là giấy chứng nhận do người giao nhận phát hành xác nhận rằng anh ta đã nhận hàng hóa như ghi trong FCR với tình trạng bên ngoài trong điều kiện tốt từ người gửi hàng và anh ta đang giữ chúng để thực hiện việc gửi hàng không hủy ngang cho người nhận

hàng được chỉ định.

71

FI

Free in

Miễn xếp

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng.

72

FIATA

Fédération Intern ationale Asociation de Transitaires et Assimiles

 

Liên đoàn quốc tế các nhà giao nhận hàng hóa hành lập vào ngày 31/05/1926 và liên tục phát triển, trong nhiều năm qua FIATA đã trở thành người đại diện cho giới cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp toàn cầu. Thành viên của FIATA chủ yếu là các Hiệp hội Giao nhận và Logistics của các Quốc gia. Hiện tại, Hiệp hội có khoảng 40.000 công ty Giao nhận và Hậu cần Logistics tại 150 Quốc gia.

 

 

 

FIATA có tư vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã Hội (ECOSOC) của Liên Hiệp quốc ( bao gồm

ECE, ESCAP, ESCWA); Hội nghị

 

 

 

 

 

 

Liên Hiệp quốc về Thương Mại và Phát triển (UNCTAD) và Uỷ Ban Liên Hiệp quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL).

 

FIATA được công nhận là đại diện là ngành giao nhận vận tải cho nhiều tổ chức, cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân quốc tế trong lĩnh vực giao nhận vận tải như Phòng thương mại quốc tế (ICC), Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA); Liên minh Quốc tế đường sắt (UIC); Liên minh Giao thông đường bộ Quốc tế (Iru); Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),…

73

FIO

Free in and out

Miễn xếp dỡ

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu.

74

FO

Free out

Miễn dỡ

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng.

75

FOB

Free on Board

Giao hàng trên tàu

Người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy.

 

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

76

FOC

Free of charge

Hàng miễn phí

Chỉ số hàng hóa bên mua được bên bán gửi thêm (thường gửi cùng hàng có thanh toán) để quảng cáo hoặc khuyến mại…

77

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Là một thỏa thuận thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia được ký kết cùng nhau với

 

 

 

 

 

 

mục đích cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan tiến tới việc thành lập một khu vựcmậu dịch tự do.

78

GP

General Purpose Container

Container bách hóa

Container thường, chuyên chở những loại hàng bách hoá thường.

79

GPS

Generalized Systems of Prefrences

Hệ thống ưu đãi phổ cập

Theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.

 

Các nước phát triển được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển đựơc gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối xử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.

80

GR

General Rule

Quy tắc chung

Là tiêu chí xuất xứ áp dụng chung cho tất cả hàng hóa ngoại trừ hàng hóa thuộc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng

81

GSP

Good Storage Practice

Giấy chứng nhận thực hành tốt bảo quản

“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP: Good Storage Practices) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.

82

GST

Goods and Service

Thuế giá trị gia

Tại một số quốc gia, như Australia, Canada, New

 

 

 

 

tax

tăng

Zealand, Singapore thì thuế giá trị gia tăng được gọi là “goods and services tax” (viết tắt GST) nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ.

83

HAWB

House Airway Bill

Vận đơn nhà

Là vận đơn hàng không do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng để vận tải.

84

HC

High cube container

Container cao

Loại container có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”).

85

HS Code

Harmonized System Codes

Mã HS

Là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

86

HYS

HYS

Khai báo đính kèm tài liệu điện tử

Người khai sử dụng nghiệp vụ này để đính kèm những tài liệu điện tử liên quan đến việc khai báo xuất khẩu/nhập khẩu hoặc khi cơ quan Hải quan yêu cầu người khai xuất trình một số giấy tờ trong quá trình tiếp nhận và xử lý tờ khai.

 

Sau khi người khai sử dụng nghiệp vụ này để đính kèm tài liệu và gửi tới hệ thống, hệ thống tiếp nhận và phản hồi tới người khai số tiếp nhận khai báo điện tử do hệ thống tự động cung cấp.

 

Khi thực hiện nghiệp vụ khai báo nhập khẩu (IDA, IDC) hoặc khai báo xuất khẩu (EDA, EDC), trên màn hình khai báo hiển thị chỉ tiêu “Số tiếp nhận khai báo điện tử”, người khai sau khi nhận được số tiếp nhận khai báo điện tử do hệ thống cung cấp, sẽ điền số tiếp nhận này vào chỉ tiêu trên.

 

 

1.1.3.                        I-J-K-L-M-N

 

 

87

IBAN No.

International Bank Account Number

Số tài khoản

Là số tài khoản của người nhận khi giao dịch bằng đồng EURO với các cá nhân và doanh nghiệp ở khu vực châu Âu.

 

 

 

 

Kể từ 1/1/2007, ngân hàng nhận ở châu Âu có thể từ chối các giao dịch chuyển tiền đến bằng đồng Euro nếu không có IBAN. Đặc biệt, những trường hợp không tuân thủ những quy định mới có thể còn bị phạt thêm, theo mức phạt quy định của từng ngân hàng.

88

ICC

International Chamber of Commercial

Phòng thương mại quốc tế

Là một tổ chức mà nhiệm vụ cốt yếu là làm cho việc buôn bán của các công ty ở các nước khác nhau được dễ dàng hơn, do đó góp phần vào việc mở rộng buôn bán quốc tế.

89

ICD

Inland Container Depot

Điểm thông quan nội địa

Là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

90

IDA

IDA

Khai thông tin

Nghiệp vụ IDA được sử dụng

 

 

 

nhập khẩu

để khai các thông tin nhập

 

 

 

 

khẩu trước khi đăng ký tờ khai

 

 

 

 

nhập khẩu (sử dụng trong

 

 

 

 

phần mềm hải quan điện tử

 

 

 

 

VNACCS).

91

IDC

IDC

Đăng ký tờ khai nhập khẩu

Nghiệp vụ IDC sử dụng để: Gọi ra màn hình ‘‘thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC’’ do hệ thống phản hồi cho người khai sau khi người khai thực hiện xong nghiệp vụ IDA (sử

dụng trong phần mềm hải

 

 

 

 

 

 

quan điện tử VNACCS).

92

Incoterms

International Commercial Terms

Điều kiện thương mại quốc tế

Là bộ quy tắc do phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế.

 

Incoterms phân chia trách nhiệm về chi phí và rủi ro giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

93

ISBP

International Standard Banking Practice for the Examination of Documentary Credits

 

Là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.

 

 

 

Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.

94

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

Là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn

chiếu trong thư tín dụng và

 

 

 

 

 

 

phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

95

LCL/LCL

Less container Load

Phương pháp gửi hàng lẻ

Là phương pháp sử dụng khi lô hàng có khối lượng hoặc kích thước không đủ để xếp vào container. Người gom hàng có trách nhiệm đóng hàng vào container và dỡ hàng khỏi container.

 

Khi gửi hàng lẻ, trên vận đơn thường ghi LCL/LCL nghĩa là nhận nguyên lẻ – giao lẻ.

96

LO-LO

Lift on

Lift off – Phí nâng hạ

Chi phí phát sinh khi nâng hạ hàng hóa (thường sử dụng xe nâng, cần cẩu).

97

LT

Long ton

Tấn dài

Theo hệ đo lường của Anh, 1LT = 1,016.46KG.

98

M/T

Mail Transfer

Chuyển tiền bằng thư

Là hình thức trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) mà trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.

99

M/V, O/V

Marine vessel, Ocean vessel

Tàu (biển) chở hàng

 

100

MAWB

Master Airway Bill

Vận đơn chủ

Là vận đơn hàng không do người vận chuyển cấp cho người gom hàng.

101

MFN

Most Favoured Nation

Đãi ngộ tối huệ quốc

Là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

 

 

 

 

 

Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.

102

MOQ

Minimum Order Quantity

Số lượng đặt hàng tối thiểu

Là số lượng hàng (tương đương với giá trị hàng) tối thiểu mà người bán đồng ý cung cấp cho người mua. Dưới số lượng hoặc giá trị đó người bán không đồng ý cung cấp hàng hóa.

103

MSDS

Material safety data sheet

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó (không kể là dài hạn hay ngắn hạn) các trình tự để làm việc với hóa chất một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của hóa chất.

 

Trong xuất nhập khẩu, MSDS rất quan trọng với những lô hàng hóa chất để phục vụ việc vận tải và làm thủ tục thông quan.

104

MT

Metric ton

Tấn mét

Theo hệ đo lường của Anh, 1MT = 1,000.00KG.

105

MTO

Multimodal Transport Operator

Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

 

 

 

 

 

 

Theo Công ước của Liên hợp quốc, “MTO là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.

106

NOA

Notice of abandonment

Tuyên bố từ bỏ hàng

Là văn bản do người được bảo hiểm (chủ hàng) gửi cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) tuyên bố từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa trong trường hợp ước tính có tổn thất toàn bộ để được bồi thường toàn bộ.

 

Lưu ý: chỉ được từ bỏ hàng khi hàng hóa (đối tượng được bảo hiểm) còn đang ở dọc đường vận tải và chưa có tổn thất thực tế xảy ra.

107

NOR

Notice of readiness

Thông báo sẵn sàng để bốc dỡ

Có hai loại thông báo:

 

Thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng: Việc thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng trong một khoảng thời gian ngắn (7,5,3 ngày) trước khi tàu đến cảng xếp dỡ là rất cần cho có đủ thời gian làm thủ tục cho tàu ra vào cảng và chuẩn bị xếp dỡ hàng theo đúng lịch trình đã quy định giữa hai bên chủ tàu và người thuê tàu.

 

Thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng: Thời gian được phép đưa thông báo sẵn sàng xếp

dỡ là thời gian tàu đã đến bến,

 

 

 

 

 

 

tàu đã sẵn sàng để nhận hoặc giao hàng. Thời gian đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ còn tuỳ thuộc vào điều khoản về tàu đến bến.

108

NSW

Nation single window

Cơ chế một cửa quốc gia

Là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp.

 

Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

 

 

1.1.4.                        O-P-Q-R-S-T-U-V-W-X

 

 

109

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

110

ODM

Original Design Manufacturing

Sản xuất “thiết kế” gốc

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.

Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản

 

 

 

 

 

 

phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

111

OEM

Original Equipment Manufacturing

Sản xuất thiết bị gốc

OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác.

Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

 

Một ví dụ cho hình thức OEM đó là mối quan hệ giữa Apple và Foxconn trong sản xuất điện thoại Iphone. Trong đó Apple đóng vai trò khách hàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là công ty OEM, sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên.

112

P/I

Proforma Invoice

Hóa đơn chiếu lệ

Là một bản hóa đơn dự thảo (hóa đơn nháp) thường được người xuất khẩu soạn ngay khi bắt đầu giao dịch và không có giá trị thanh toán.

 

Hóa đơn chiếu lệ có thể được sửa chữa nhiều lần trong suốt quá trình thương thảo hợp đồng cho đến khi người xuất khẩu phát hành hóa đơn chính thức (Commercial Invoice).

113

P/L

Packing list

Phiếu đóng gói

Là bản kê khai tất cả hàng hóa

 

 

 

 

 

 

đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…).

 

Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa với nội dung bao gồm: Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…

114

P/O

Purchase Order

Đơn đặt hàng

Là văn bản người mua gửi cho người bán xác nhận việc mua hàng.

115

PCS

Panama Canal Surcharge

Phụ phí qua kênh đào Panama

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama.

116

PCS

Port Congestion Surcharge

Phụ phí tắc nghẽn cảng

Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

117

PE

Produced Entirely from originating materials

Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”

Là tiêu chí xuất xứ đặc biệt của xuất xứ thuần túy

118

PREPAID

Freight prepaid

Cước phí trả trước

Hãng vận tải đã thu tiền cước từ người gửi hàng (người xuất khẩu) tại cảng đi, thường sử dụng khi xuất nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF, CFR…

119

PSRs

Product Specific Rules

Quy tắc cụ thể mặt hàng

Là tiêu chí xuất xứ yêu cầu nguyên vật liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (hay còn gọi là tỉ lệ phần trăm của giá trị) hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.

 

 

120

PSS

Peak Season Surcharge

Phụ phí mùa cao điểm

Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

121

RCEP

Regional Comprehensive Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

122

RFQ

Request for Quotation = Inquiry

Đề nghị báo giá

 

123

ROO

Rules of Origin

Quy tắc xuất xứ

Là bộ quy tắc nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi.

 

Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

124

ROROC

Report on Receipt of cargos

Biên bản kết toán nhận hàng

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ cho một tàu, xí nghiệp cảng phải cùng với tàu ký kết một biên bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận gọi là biên bản kết toán nhận

hàng với tàu.

 

 

 

 

 

 

 

Để làm được biên bản này, trong quá trình xếp dỡ, nhân viên giao nận của cảng phải cùng nhiều kiểm kiện của tàu (Ship’s Tallyman) theo dõi và cùng nhau ghi chép trên các “phiếu kiểm kiện”. Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, người ta tổng hợp những phiếu này để lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

125

RVC

Regional Value Content

Hàm lượng giá trị khu vực

Là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào mặt hàng mặt hàng cụ thể. Ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%.

126

S/C

Sales Contract

Hợp đồng ngoại thương

Là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa. Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền

hàng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, trả tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng

127

SP

Specific Process

Công đoạn gia công, chế biến cụ thể

Là tiêu chí xuất xứ quy định nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một Bên thành viên FTA.

128

SSC

Security Surcharge

Phụ phí an ninh

Phí soi chiếu để phát hiện hàng hóa gây mất an toàn thường sử dụng trong vận tải hàng không.

129

ST

Short ton

Tấn ngắn

Theo hệ đo lường của Mỹ, 1ST=907.18KG.

130

SWIFT

Society for Worldwide

 

Là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế

 

 

 

 

Interbank and Financial Telecommunicatio n

 

mà thành viên là các  ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.

 

SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code.

131

SWIFT code

SWIFT code (BIC code)

Mã định dạng ngân hàng

Là mã hệ thống SWIFT quy định cho từng ngân hàng để từ đó giao dịch với thị trường liên ngân hàng.

132

T/T

Telex Transfer = Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện

Là hình thức trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) mà trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện thông qua mạng viễn thông như SWIFT mà ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.

133

TEU

Twenty-foot Equivalent Units

Đơn vị container

TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng)

× 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Sức chứa côngtenơ của tàu, cảng… được đo theo TEU đơn vị tương đương 20 foot.

134

THC

Terminal handling Charges

Phí xếp dỡ tại cảng

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng)

 

 

135

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

 

 

 

 

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam).

 

 

 

 

Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức vào, hiện tại các nước thành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

136

TTR

Telegraphic Transfer Reimbursement

 

Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (sử dụng trong thanh toán bằng L/C) cho phép ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện.

137

UCP

The Uniform

 

Là Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ – một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng.

 

 

Custom and

 

 

Practice for

 

 

Documentary

 

 

Credits

138

URC

Uniform Rules for Collection

Quy tắc thống nhất về nhờ thu

 

139

URR

Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements Under Documentary Credit

Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ

140

VCCI

Vietnam Chamber

Phòng Thương

Là tổ chức quốc gia tập hợp và

 

 

 

 

of Commerce and Industry

mại và Công nghiệp Việt Nam

đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.

 

Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.

141

VCFTA

Vietnam

Chile Free Trade Agreement – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chi lê

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Chile được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

 

FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư…Đây cũng là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia ở khu vực châu Mỹ.

142

VERs

Voluntary Export Restraints

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.

143

VIAC

Vietnam International Arbitration Centre

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

144

VJEPA

Vietnam Japan Economic

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam –

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

 

 

 

 

Partnership Agreement

Nhật Bản

được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.

 

Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có  thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

145

VKFTA

Vietnam – Korea Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

Đàm phán VKFTA được chính thức khởi động tại Hà Nội vào ngày 6/8/2012. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, ngày 10/12/2014, nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc, Chính phủ hai nước đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Ngày 4/5/2015 tại Hà Nội, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết hiệp định.

146

VNACCS

Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động

Việc ứng dụng Hệ thống thông quan hiện đại này làm thay đổi căn bản phương thức quản lí của Hải quan Việt Nam từ thủ công sang việc dựa trên ứng dụng các phần mềm điện tử để nâng cao hiệu quả quản lí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

 

Phần mềm khai hải quan điện tử được sử dụng rộng rãi nhất là ECUS của công ty ThaiSon.Vn.

147

VN-EAEU FTA

Vietnam-Eurasia

Economic Union Free Trade

Hiệp định thương

mại tự do giữa Việt Nam và các

Hiệp định Thương mại tự

do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

 

 

 

 

Agreement

quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu

Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên (sau đây viết tắt là Hiệp định VN-EAEU FTA) ký ngày 29 tháng 5 năm 2015 tại Bu-ra-bai, Cộng hòa Ca-dắc-xtan và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.

148

WO

Wholly Obtained

Xuất xứ thuần túy

Là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.

149

WRS

War Risk Surcharge

Phụ phí chiến tranh

Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…

150

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Geneve, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

 

 

 

 

 

 

 

  • A-B-C-D

PHẦN II: THUẬT NGỮ ANH-VIỆT

 

 

TT      Tiếng Anh           Viết tắt           Tiếng Việt           Định nghĩa

 

 

 

 

 

 

1

Accept

 

Chấn nhận

 

2

Accepting Bank

 

Ngân hàng chấp nhận

Là ngân hàng chấp nhận chiết khấu Hối phiếu theo L/C.

3

Acceptor

 

Người chấp nhận

Khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn thì trở thành người chấp nhận và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

4

Accumulation

 

Cộng gộp thông thường

Nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể quy định cho nguyên liệu đó thì sẽ được cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

5

Acknowledge

 

Xác nhận

 

6

Acknowledgement

 

Sự xác nhận

 

7

Advance payment

 

Thanh toán trước giao hàng

Người nhập khẩu trả tiền hàng cho người xuất khẩu trước khi được giao hàng.Thường sử dụng phương thức Chuyển tiền (T/T). Có thể trả trước vào 2 thời điểm là ngay sau khi ký hợp đồng hoặc ngay sau khi người xuất khẩu sản xuất hàng xong.

8

Advising Bank

 

Ngân hàng thông báo L/C

Là ngân hàng của người xuất khẩu: nhận thư tín dụng (L/C) từ ngân hàng của người nhập khẩu (ngân hàng phát hành L/C), thông báo cho người

xuất khẩu, chịu trách nhiệm về

 

 

 

 

 

 

tính xác thực của thư tín dụng và thu phí thông báo từ người xuất khẩu.

9

Air freight

 

Cước hàng không

Là cước vận tải đường hàng không do hãng hàng không hoặc đại lý thu của người thuê dịch vụ vận tải. Mức cước được tính theo khối lượng (Weight) của lô hàng.

10

Airway Bill

AWB

Vận đơn hàng không

Là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Vận đơn hàng không được phát hành khi hãng hàng không hoặc công ty giao nhận vận tải tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển.

11

All risks

 

Bảo hiểm mọi rủi ro

Là điều kiện bảo hiểm rộng nhất và theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm (thiên tai, tai nan của biển, rủi ro phụ khác…) nhưng loại trừ các trường hợp: Chiến tranh, đình công.

12

Amendment of Documentary Credit

 

Sửa đổi thư tín dụng

Là việc ngân hàng phát hành thư tín dụng sửa đổi một hoặc một số điều khoản của thư tín dụng đã phát hành theo chỉ thị của người nhập khẩu.

13

Applicant for L/C

 

Người yêu cầu mở L/C

Là người nhập khẩu trong phương thức thanh toán Thư tín dụng. Người nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành Thư tín dụng dựa trên một khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản bảo đảm.

14

Application for Collection

 

Đơn yêu cầu nhờ thu

Là chứng từ do người xuất khẩu lập gửi tới ngân hàng của

mình để ủy thác ngân hàng thu

 

 

 

 

 

 

hộ tiền từ người nhập khẩu sau khi đã giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán hoàn chỉnh. Đây là cơ sở để ngân hàng thay mặt người xuất khẩu đòi tiền ở người nhập khẩu thông qua ngân hàng nước ngoài.

15

Application for Documentary Credit

 

Đơn yêu cầu phát hành L/C

Là đơn do người nhập khẩu gửi ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng phát hành Thư tín dụng dựa trên hợp đồng ngoại thương đã được ký kết trước đó.

16

Appreciate

 

Cảm kích, đánh giá cao, biết ơn

 

17

Arbitration

 

Trọng tài thương mại

Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất.

18

As soon as possible

asap

Càng sớm càng tốt

 

19

ASEAN Australia New Zealand Free Trade Area

AANZFTA

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand

Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc- Niu di lân là Hiệp định được ký ngày 27 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các

nước thành viên Hiệp hội các

 

 

 

 

 

 

quốc gia Đông Nam Á với Úc và Niu di lân (trong Thông tư này gọi tắt là Hiệp định AANZFTA).

20

ASEAN Trade in Goods Agreement

ATIGA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.

 

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

 

Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA

21

ASEAN-China Free Trade Area

ACFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiệp định ký kết bắt đầu có hiệu lực vào 1 tháng 1 năm 2010.

 

Bước đầu, theo thỏa thuận chung, các quốc gia thành viên (gồm Trung Quốc và 6 nước sáng lập ASEAN là Brunei, Indonesia, Mã Lai, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế  quan đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010.

Những thành viên khác của

ASEAN như Việt Nam hay Campuchia, Lào sẽ tham gia

 

 

 

 

 

 

khu vực này theo một lộ trình kéo dài trong 5 năm.

22

ASEAN-Hong Kong Free Trade Agreement

AHKFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hong Kong

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Hồng Kông được khởi động đàm phán từ tháng 7/2014 và hoàn tất đàm phán vào ngày 9/9/2017.

Ngày 12/11/2017, ASEAN và Hong Kong (Trung Quốc) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA), dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019.

23

ASEAN–India Free Trade Area

AIFTA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ được ký ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Thái Lan.

 

Hiệp định gồm 24 điều với nội dung chính là thiết lập lộ trình cam kết giảm thuế đã được các nước ASEAN và Ấn Độ thống nhất. Ngoài ra cũng quy định về quy tắc xuất xứ, thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp, các biện pháp phi quan thuế, minh bạch hóa, chính sách, rà soát, sửa đổi cam kết, biện pháp tự vệ, ngoại lệ.

24

ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership

AJCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP).

AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.

25

ASEAN-Korea Free Trade Area

AKFTA

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc. Việt Nam tham gia vào

Hiệp định Thương mại tự do

 

 

 

 

 

 

ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu từ năm 2007.

 

Riêng các nước thành  viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có những đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt. Cụ thể: cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN- Hàn Quốc sẽ cơ bản  được hoàn thành vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và Hàn Quốc, vào năm 2016, với một số  linh hoạt đến 2018, đối với Việt Nam, vào năm 2018 với một  số linh hoạt đến 2020 đối với  3 nước Campuchia, Lào và Myanmar.

26

At sight Bill

 

Hối phiếu trả tiền ngay

Là hối phiếu mà người trả tiền phải thanh toán ngay khi nhìn thấy hối phiếu (thường là sau hai ngày làm việc).

27

At sight L/C

 

L/C trả ngay

Là loại L/C quy định Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng được chỉ định phải thanh toán ngay khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo các điều khoản của L/C.

 

42C: DRAFT AT

SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE

28

Attach

 

Gửi kèm/ Đính kèm email

(sử dụng trong email)

29

Attachment

 

File đính kèm email

(sử dụng trong email)

30

Available with…

 

Có giá trị tại

Việc thư tín dụng có giá trị tại đâu nghĩa là người thụ hưởng có thể tiến hành chiết khấu bộ chứng từ theo L/C tại đó để nhận tiền trước thời hạn

 

 

 

 

 

 

thanh toán của L/C.

 

41D: AVAILABLE WITH

ANY BANK BY NEGOTIATION

31

Aval

 

Bảo lãnh (Hối phiếu)

Là một sự cam kết của người thứ ba (người bảo lãnh) về việc trả tiền cho người hưởng lợi (người nhận bảo lãnh) khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền (người được bảo lãnh) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “bảo lãnh” (aval) vào mặt trước hoặc mặt sau của hối phiếu, và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu.

32

Avaliseur

 

Người bảo lãnh (Hối phiếu)

Là người thứ ba cam kết về việc trả tiền cho người hưởng lợi (người nhận bảo lãnh) khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền (người được bảo lãnh) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Người bảo lãnh không phải là người trả tiền, không phải là người ký phát hối phiếu mà thông thường là một ngân hàng lớn có uy tín.

33

B/L date

 

Ngày phát hành vận đơn đường biển

34

Back-to-Back L/C

 

L/C giáp lưng

Là một L/C mới được mở dựa trên một L/C đã có cho một người thụ hưởng khác và được dùng trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng

35

Bank detail

 

Thông tin ngân hàng

Thường chỉ thông tin ngân hàng của bên bán để bên mua tiến hành thanh toán. Thông tin ngân hàng bao gồm: – Tên người thụ hưởng (Beneficiary); – Tên ngân hàng (Bank’s name); – Số tài khoản

(Account No.); – Mã ngân hàng

 

 

 

 

 

 

(SWIFT code).

36

Bank Identifier Code

BIC code

Mã định dạng ngân hàng

Là mã nhận dạng ngân hàng chuẩn cho một ngân hàng cụ thể. Mỗi ngân hàng sẽ có 1 mã riêng để phân biệt với các ngân hàng khác trên thế giới.

37

Bank slip

 

Điện chuyển tiền

Giấy tờ do ngân hàng gửi cho bên mua ghi nhận việc chuyển tiền cho bên bán đã hoàn thành

38

Bargain

 

Trả giá/ mặc cả

 

39

Bearer B/L

 

Vận đơn vô danh

Là vận đơn đường biển không ghi rõ tên người nhận hàng mà chỉ ghi “To bearer” ở mục Consignee, do đó bất cứ ai cầm vận đơn này đều trở thành  chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn.

40

Beneficiary

 

Người thụ hưởng

Là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu được chấp nhận thanh toán

41

Bill of Exchange = Draft

BE

Hối phiếu

Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối

phiếu: drawer) cho một người khác (gọi là người bị ký

phát: drawee), yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payees)

42

Bill of Freight

 

Vận đơn đường sắt

 

43

Bill of lading

B/L

Vận đơn đường biển

Là chứng từ chuyên chở hàng

hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và

 

 

 

 

 

 

cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng

tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích

44

Bill of lading to Charter party

 

Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến

45

Blank Endorsement

 

Ký hậu để trống (hay còn gọi là ký hậu để trắng)

Là việc người chuyển nhượng chỉ ký tên vào mặt sau của chứng từ được chuyển nhượng mà không ghi rõ tên người được thụ hưởng tiếp theo

46

Blind Carbon Copy

BCC

Bản sao không nhìn thấy

Sử dụng tính năng BCC để gửi thư điện tử cho nhiều người nhận cùng lúc những người được thêm trong BCC không thể xem được danh sách những địa chỉ email cũng được nhận email này. Nghĩa người nhận không hề biết có người khác cũng nhận được email này như mình.

47

Bonded warehouse

 

Kho ngoại quan

Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

48

Booking Note = Booking confirmation

 

Giấy lưu cước

Là chứng từ do hãng vận tải hoặc người giao nhận phát hành, chứng minh đã dành chỗ cho lô hàng trên tàu.

49

Branch

 

Chi nhánh

 

50

Brand new product

 

Sản phẩm mới

 

51

Brand

 

Thương hiệu

 

52

Broker

 

Người môi giới

 

53

Bulk cargo

 

Hàng rời

Là hàng hóa ở dạng thô, khô

 

 

 

 

 

 

như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu. Hàng hóa này không cần đóng gói khi vận tải mà chứa trực tiếp trong boong tàu, toa tàu hỏa hoặc thùng xe.

54

Bulk order

 

Đặt hàng số lượng lớn

 

55

Bulk vessel

 

Tàu chở hàng rời

Là loại tàu vận chuyển những hàng hóa ở dạng thô, khô (bulk cargo) như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu không có đóng thùng hay bao kiện gì cả và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu.

56

Bunker Adjustment Factor

BAF

Phụ phí nhiên liệu cho tuyến hàng đi châu Á

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu, tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)

57

Carbon copy

CC

Bản sao

Sử dụng tính năng CC để gửi thư điện tử cho nhiều người nhận cùng lúc và những người này có thể xem được danh sách những địa chỉ email cùng được nhận thư này.

58

Cargo

 

Hàng hóa

 

59

Cargo Outturn Report

COR

Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng

Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.

60

Cargo plan = Stowage plan

 

Sơ đồ xếp hàng

Là bản vẽ mặt cắt theo chiều

dọc của tàu biển cho biết vị trí của toàn bộ hàng hóa được

 

 

 

 

 

 

sắp xếp trên tàu. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường dùng màu sắc khác nhau để phân biệt vị trí của những lô hàng có cùng một cảng trả hàng.

61

Cargo release

 

Giải phóng hàng

Thông tin về bên liên hệ để giải phóng hàng được ghi chi tiết trên vận đơn giúp cho người nhận hàng biết cần làm việc với ai để được nhận hàng.

62

Carriage

 

Vận tải/ Cước phí vận tải

 

63

Carriage and Insurance paid to

CIP

Cước phí và bảo hiểm trả tới

Người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận, ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định.

 

Người bán cũng phải ký hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải.

64

Carriage paid to

CPT

Cước phí trả tới

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa

thuận, người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.

65

Carrier

 

Người chuyên chở/ Người vận tải

66

Cash against Documents = Cash on Delivery

CAD/ COD

Phương thức Nhờ thu giao chứng từ nhận tiền ngay

Là phương thức thanh toán theo đó, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở “tài khoản tín thác” (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình đến ngân hàng đầy đủ những

chứng từ theo yêu cầu. Ngân

 

 

 

 

 

 

hàng sẽ chỉ giao chứng từ khi người nhập khẩu đã nộp tiền để thanh toán.

67

Certificate of Inspection

 

Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa

Đối với một số hàng hóa đặc thù như Thiết bị đo (Công tơ điện) hoặc Máy xét nghiệm máu. Khi tiến hành xuất nhập khẩu phải có giấy tờ chứng minh khả năng hoạt động của thiết bị gọi là Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa.

 

Giấy tờ này thường được cấp bởi các cơ quan được chính phủ chỉ định hoặc thừa nhận về khả năng kiểm định chất lượng gọi là các tổ chức kiểm định.

68

Certificate of Origin

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào từ đó giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu (nếu có).

69

Certificate of Quality

C/Q

Giấy chứng nhận chất lượng

Là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.

70

Certificate of short landed cargo

CSC

Giấy chứng nhận hàng thiếu

Là giấy tờ được lập khi tàu giao thiếu hàng cho cảng

71

Certified Cheque

 

Séc bảo chi

Là séc đã được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao Séc cho người thụ hưởng để

 

 

 

 

 

 

nhận hàng hoá và dịch vụ.

72

Certified Invoice

 

Hóa đơn xác nhận

Là hoá đơn có chữ ký của Phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá. Hoá đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng hoá đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ.

73

Change in Chapter

CC

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp chương)

Là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số.

74

Change in Tariff Classification

CTC

Chuyển đổi mã số hàng hóa

Là tiêu chí xuất xứ yêu cầu mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của các nguyên liệu đầu vào ở cấp 2 số, 4 số hoặc 6 số tùy vào mặt hàng cụ thể.

75

Change in Tariff Heading

CTH

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp nhóm)

Là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số.

76

Change in Tariff Sub-Heading

CTSH

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp phân nhóm)

Là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số.

77

Change of Destination

COD

Phụ phí thay đổi nơi đến

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu

thay đổi cảng đích, chẳng hạn

 

 

 

 

 

 

như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

78

Chargeable weight

 

Trọng lượng tính cước

So sánh giữa trọng lượng thực (Gross weight) và trọng lượng thể tích (Volume weight) của lô hàng, trọng lượng nào lớn hơn thì sử dụng để tính cước (sử dụng trong vận tải hàng không).

79

Charter party

C/P

Hợp đồng thuê tàu chuyến

Là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển trong phương thức thuê tàu chuyến, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết sẽ thanh toán cước phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.

80

Charter Party B/L

 

Vận đơn thuê tàu chuyến

Là vận đơn được cấp cho người thuê tàu chuyển (sử dụng cùng với Hợp đồng thuê tàu chuyến)

81

Charterer

 

Người thuê tàu chuyến

 

82

Cheque/ Check

 

Séc

Là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc.

83

Claim

 

Khiếu nại

 

84

Clean Bill of Exchange

 

Hối phiếu trơn

Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ thương mại (chứng từ về hàng hóa).

85

Clean Bill of Lading

 

Vận đơn Hoàn hảo/ Sạch

Là vận đơn không có bất cứ ghi chú nào xấu về hàng hóa nghĩa là hàng được bốc lên tàu với tình trạng tốt.

86

Clean collection

 

Nhờ thu trơn

Là phương thức trong đó

 

 

 

 

 

 

người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ v ào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.

87

Clean on board

 

Đã bốc hàng lên tàu hoàn hảo

Hàng hóa đã được bốc lên tàu với tình trạng tốt.

88

Cleaning Fee

 

Phụ phí vệ sinh container

Là chi phí phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot.

89

Closing time

 

Giờ tàu cắt máng

Là thời hạn cuối cùng mà người giao hàng phải thanh lý (giao) container cho cảng để cảng kịp bốc container lên tàu trước khi tàu rời cảng.

90

Collecting bank

 

Ngân hàng thu hộ

Là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu trong phương thức thanh toán Nhờ thu. Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền.

91

Collection

 

Phương thức Nhờ thu

Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

92

Collection Instruction = Collection order

Chỉ thị nhờ thu/ Lệnh nhờ thu

Là văn bản do người xuất khẩu lập gửi tới ngân hàng của mình để ủy thác ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu sau khi đã giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán hoàn chỉnh. Đây là cơ sở để ngân hàng thay mặt người xuất

khẩu đòi tiền ở người nhập

 

 

 

 

 

khẩu thông qua ngân hàng nước ngoài.

93

Co-loader

 

Chung container

Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều trường hợp chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp.

 

Trên thị trường hiện nay hầu hết những người sale hàng lẻ thường thông qua các công ty FWD. Sale hàng lẻ được gọi là những người gom hàng. Như vậy khi 1 khách hàng book qua FWD thì FWD phải book lên consolidate, việc này đã coload lên 1 lần. Nếu 1 khách hàng book hàng qua FWD1 sau đó FWD1 book sang FWD2, rồi FWD2 mới book lên consolidate thì đã coload 2 lần. Như vậy, LCL co-loader là hàng lẻ phải chuyển tải sang container khác để đi tới cảng đích.

94

Combined Transport

 

Vận tải liên hợp

(cách viết khác của Vận tải đa phương thức)

95

Combined Transport Operator

CTO

Người kinh doanh vận tải đa phương thức

(cách viết khác của MTO)

96

Commodity

 

Hàng hóa

(dùng trong Hợp đồng Xuất nhập khẩu)

97

Confirm

 

Xác nhận

Trong Xuất nhập khẩu confirm được sử dụng nhiều nhất với ý nghĩa xác nhận đơn hàng (đồng ý bán hàng), hoặc xác nhận đã thanh toán (cho biết đã trả tiền)…

98

Confirmation

 

Xác nhận

 

 

 

99

Confirmed L/C

 

Thư tín dụng có xác nhận

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn ngân hàng phát hành đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng phát hành L/C. Điều này có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.

100

Confirming Bank

 

Ngân hàng xác nhận

Là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hơp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.

 

Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu.

101

Consignee

 

Người nhận hàng

Là người nhận hàng nếu là vận đơn đích danh, thường thì trong mua bán xuất nhập khẩu Consignee cũng chính là Buyer (người mua hàng) và đối với hầu hết các vận đơn đường biển thì Consignee cũng chính là Notify party.

102

Consignor

 

Người gửi hàng

(cách viết khác của Shipper)

103

Consolidate

 

Gom hàng

Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ

hàng để đóng nguyên một

 

 

 

 

 

 

container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, việc công ty dịch vụ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) để sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.

 

Việc đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

104

Constructive total loss

 

Tổn thất toàn bộ ước tính

Là tổn thất của đối tượng bảo hiểm chưa ở mức hoàn toàn nhưng xét thấy tổn thất toàn bộ là không tránh khỏi hoặc có thể tránh được nhưng chi phí để cứu chữa, khôi phục, hay đưa đối tượng bảo hiểm về nơi đích thì ngang bằng hoặc vượt quá giá trị của nó.

105

Consular invoice

 

Hóa đơn lãnh sự

Nhằm mục đích đánh thuế hàng nhập khẩu, một số nước nhập khẩu yêu cầu hóa đơn thương mại phải có xác nhận của lãnh sự quán nước đó tại nước xuất khẩu. Mục đích xác nhận của lãnh sự là nhằm:

 

–  Chứng nhận nhà xuất khẩu đã không bán phá giá hàng hóa.

–  Cung cấp thông tin về nhóm hàng phải chịu thuế là như thế nào

–  Có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ.

106

Contact

 

Liên hệ

 

 

 

107

Container

 

Container

Là công cụ vận tải có những đặc điểm: Phù hợp cho việc sử dụng lại; – Có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải; Cho phép xếp dỡ thuận tiện; Dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng; Thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối.

 

Về kích thước có 3 loại container cơ bản: 20’DC: dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m; 40’DC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m; 40’HC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m.

108

Container cleaning fee

CCL

Phí vệ sinh container

Đây là chi phí mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot.

109

Container Freight Service

CFS

Phí gom hàng lẻ

Phí gom/ chia hàng lẻ. Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì sẽ phát sinh phí dỡ hàng từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS và họ thu phí CFS.

110

Container Freight Station

CFS

Địa điểm thu gom hàng lẻ

Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.

111

Container Imbalance Charge

CIC

Phí mất cân đối vỏ container

Còn gọi là phụ phí chuyển vỏ rỗng. Đây là một hình thức phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lương lớn container rỗng từ  nơi thừa đến nơi thiếu.

 

Lưu ý: Phí CIC là một loại phụ phí vận tải biển, phí CIC không

phải phí được tính trong Local

 

 

 

 

 

 

Charge.

112

Container No.

 

Ký hiệu container/ Số container

Là hệ thống các ký hiệu để nhận biết của container bao gồm 4 thành phần: – Mã chủ sở hữu (owner code); – Ký hiệu loại thiết bị (equipment category identifier / product group code); – Số sê-ri (serial number / registration number); – Chữ số kiểm tra (check digit).

113

Container port

 

Cảng container

 

114

Container yard

CY

Bãi container

Là khu vực lưu giữ và bảo quản các container rỗng. Hoặc đóng vai trò là một cảng để doanh nghiệp bốc dỡ container nhập khẩu hoặc xếp hàng lên tàu xuất khẩu. Đối với các công ty logistics đây là một nơi hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận tải quốc tế.

 

Trong vận chuyển container, người ta thường dùng ngắn gọn CY/CY để chỉ trách nhiệm của Người vận chuyển là từ bãi container tại nơi đi đến bãi container tại nơi đến.

115

Contract

 

Hợp đồng

Là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).

Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.

116

Core Banking

 

Core Banking

Là một phần mềm hệ thống về ngân hàng lõi, hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng…, hệ thống

 

 

 

 

 

 

phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ  thống ngân hàng, là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.

117

Cost and Freight

CFR

Tiền hàng và cước phí

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu.

 

Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

118

Cost and Freight

CNF/ C&F

Tiền hàng và cước phí

Theo Incoterm 2000 thì CNF (viết tắt của Cost And Freight) là điều kiện giao hàng theo thông lệ mua bán quốc tế, trong đó bao gồm :

 

–  C (cost) : trị giá hàng hoá được giao dịch theo hợp đồng ngoại thương.

 

–  F (Freight): cước vận chuyển hàng hoá đến địa điểm dỡ hàng theo thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương.

119

Cost, Insurance and Freight

CIF

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu.

 

Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

 

Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những

 

 

 

 

 

 

rủi ro của người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu.

120

Counter purchasing

 

Mua bán đối ứng

còn gọi là Buôn bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.

 

Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.

121

Credit

 

Thư tín dụng

(cách viết khác của Letter of Credit –  L/C)

122

Cubic Meter

CBM

Mét khối

Đơn vị mét khối (m^3) thường được sử dụng để tính thể tích hàng hóa trong vận tải.

123

Cumulation

 

Quy tắc cộng gộp

Cho phép nếu hàng hóa có xuất xứ từ một bên tham gia hiệp định khi được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm tiếp theo ở lãnh thổ bên kia thì được coi là có xuất xứ ở bên sản xuất sản phẩm tiếp theo đó.

124

Cumulative revolving L/C

 

L/C tuần hoàn tích lũy

L/C tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.

 

–  Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

–  Trường hợp tín dụng tuần

hoàn không tích lũy, những

 

 

 

 

 

 

khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

125

Currency Adjustment Factor

CAF

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

126

Customs

 

Hải quan

 

127

Customs Declaration

 

Khai báo hải quan

Là việc người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu thực hiện khai báo các thông tin liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu (hàng hóa hữu hình) với cơ quan hải quan để hàng hóa được chấp thuận đưa ra hoặc đưa vào biên giới hải quan.

128

Customs Declaration Form

 

Tờ khai hải quan

Là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ hải quan.

129

Customs Formalities

 

Thủ tục hải quan

Là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

130

Customs Invoice

 

Hóa đơn hải quan

Là hóa đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan. Hóa đơn này chủ yếu dùng trong khâu tính thuế mà không có giá trị là một yêu cầu đòi tiền, nên nhìn chung không được lưu thông.

131

Cut-off time

 

Giờ tàu cắt máng

(cách viết khác của Closing time)

132

Dangerous goods

 

Hàng nguy hiểm

Là hàng hóa cần có nghiệp vụ xử lý đặc biệt trong vận tải để tránh gây tai nạn trên chặng đường di chuyển.

 

Hàng nguy hiểm có thể là bất

 

 

 

 

 

 

kỳ loại sản phẩm hoặc chất gì, nếu không được xử lý đúng cách đều có thể gây nguy hiểm như: bình xịt, nước hoa hoặc bất kỳ vật gì có chứa pin lithium – như điện thoại hoặc máy tính xách tay.

133

De Minimis

 

 

Là “tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC” nhưng thành phẩm vẫn được coi là có xuất xứ nếu tỷ lệ đó không vượt quá ngưỡng X% hoặc trị giá hoặc trọng lượng của thành phẩm

134

Deadweight

DWT

Trọng tải tàu

Là sức chở của con tàu được đo bằng tấn mét (Metric ton =

1.000 kg), tấn Anh (British ton = 1016 kg) hoặctấn Mỹ (US ton = 907,2 kg).

135

Debit Note

 

Giấy ghi nợ

Thường sử dụng trong Xuất nhập khẩu khi người giao nhận (cty Forwarder) gửi bảng kê các khoản nợ cước và phụ phí vận tải cho công ty xuất nhập khẩu.

136

Declared Value for Carriage

 

Giá trị hàng hóa được khai báo khi vận chuyển

137

Deferred L/C

 

Thư tín dụng trả chậm

Là L/C cho phép việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành.

 

Người xuất khẩu cho người nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán tuy nhiên ngày thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C.

138

Deffective/shoddy product

 

Sản phẩm lỗi

 

139

Delay time

 

Thời gian nhỡ tàu

Là thời gian tàu khởi hàng

 

 

 

 

 

 

chậm so với lịch trình.

140

Delivered at Place

DAP

Giao tại nơi đến

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

141

Delivered at Terminal

DAT

Giao tại bến

Người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc tại nơi đến chỉ định.

 

“Bến” (terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến địa điểm đó.

142

Delivered Duty Paid

DDP

Giao hàng đã nộp thuế

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.

 

Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất và nhập khẩu.

143

Delivery

 

Giao hàng

 

144

Delivery Document

 

Chứng từ giao

(cách viết khác của Shipping

 

 

 

 

 

hàng

Documents)

145

Delivery Order

D/O

Lệnh giao hàng

Là chứng từ do người chuyên chở hoặc đại lý của họ phát hànhvới mục đích hướng dẫn (yêu cầu) cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hoá chuyển giao quyền cầm giữ hàng hoá cho bên được định danh (giao hàng cho người nhập khẩu).

 

Lệnh giao hàng được người chuyên chở phát hành sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán đủ những khoản chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hoá như tiền cước (nếu cước chưa trả), phí lưu container quá hạn (nếu có).

146

Demand

 

Nhu cầu

 

147

Demurrage

DEM

Phí lưu container tại bãi

Là phí mà khách hàng là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu phải trả cho hãng tàu khi việc lưu container tại cảng vượt quá thời gian quy định ( Thông thường là 7 ngày kể từ ngày cont hạ bãi).

148

Demurrage money

 

Tiền phạt bốc dỡ hàng chậm

Khi người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chận hơn thời gian cho phép thì bị phạt số tiền xếp/dỡ hàng chậm và nộp cho chủ tàu.

149

Departure date

 

Ngày khởi hành

Là ngày phương tiện vận tải khởi hành.

150

Deposit

 

Tiền đặt cọc

Khi người bán chưa có sự tin tưởng người mua thì thường yêu cầu người mua đặt cọc một khoản tiền (ví dụ: 10% giá trị hợp đồng) để làm tin và bắt đầu sản xuất hoặc thu mua hàng hóa.

151

Destination

DDC

Phụ phí giao hàng

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên

 

 

 

Delivery Charge

 

tại cảng đến

quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

152

Detailed Invoice

 

Hóa đơn chi tiết

Là hóa đơn mô tả chi tiết các bộ phận/ thành phần của hàng hóa và giá cả.

153

Detention

DET

Phí lưu container tại kho riêng

Có nhiều cách hiểu và giải thích cho thuật ngữ này nhưng thông thường được hiểu là chi phí lưu container tại kho riêng của khách hàng phải trả cho hãng tàu khi vượt quá thời gian quy định cho phép ( Thông thường là 7 ngày kể từ lúc cont lấy ra khỏi cảng, depot).

154

Dimention

DIM

Kích thước

Kích thước (dài, rộng, cao, đường kính…) của hàng hóa hoặc thùng, kiện đóng hàng.

155

Direct B/L

 

Vận đơn đi thẳng

Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.

156

Discount

 

Giảm giá/ Chiết khấu

Khoản giảm giá so với giá gốc mà bên bán ưu đãi dành cho bên mua.

157

Discrepancy fee

 

Phí khác biệt

Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành và được xác định là có khác biệt so với điều khoản của L/C nhưng vẫn được người mua chấp nhận thanh toán thì ngân hàng phát hành sẽ phạt người thụ hưởng

một khoản phí gọi là phí khác

 

 

 

 

 

 

biệt.

158

Dispatch money

 

Tiền thưởng bốc dỡ hàng nhanh

Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc xếp hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hường tiền thưởng xếp/dỡ hàng nhanh từ chủ tàu.

159

Document fee

 

Phí chứng từ/ Phí vận đơn

Là phí hãng vận tải hoặc đại lý hãng vận tải thu để phát hành vận đơn.

160

Document of title

 

Chứng từ sở hữu hàng hóa

 

161

Documentary Bill of Exchange

 

Hối phiếu kèm chứng từ

Là loại hối phiếu có kèm theo chứng từ thương mại. Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu rồi mới được nhận chứng từ thương mại.

162

Documentary Collection

 

Nhờ thu kèm chứng từ

Là phương thức thanh

toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.

163

Documents Against Acceptance

D/A

Nhờ thu trả chậm

Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn được ký phát bởi người bán (người xuất khẩu).

 

Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi

 

 

 

 

 

 

an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

164

Documents Against Payment

D/P

Nhờ thu trả ngay

Phương thức này yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán ngay khi nhận được chứng từ.

165

Documents required

 

Chứng từ yêu cầu

Liệt kê các chứng từ mà bên mua yêu cầu bên bán cung cấp cùng với lô hàng.

166

Door-to-door

 

Giao hàng từ kho đến kho

Là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ tay người giao, đến tay người nhận. Trách nhiệm của người vận tải bắt đầu từ kho của người xuất khẩu và kết thúc ở kho của người nhập khẩu.

167

Draft

 

Bản nháp

Chứng từ chưa được phát hành chính thức mà chỉ được soạn thảo để kiểm tra.

168

Drafts

B/E

Hối phiếu

(cách viết khác của Bill of Exchange)

169

Drawee

 

Người bị ký phát

Là người mua hàng hay người nhập khẩu, hoặc một người thứ 3 do sự chỉ định của người nhập khẩu (thường là ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng phát hành L/C) có trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng trên hối phiếu.

170

Drawer

 

Người ký phát

Là người bán hàng hay người xuất khẩu.

171

Dry container

DC

Container bách hóa

(cách viết khác của GP container – Container bách hóa.)

172

Duplicate

 

Hai bản gốc/ Bản gốc thứ 2

Sử dụng với ý nghĩa phát hành 2 bản gốc như nhau hoặc đây là bản gốc thứ 2 để phân biệt với các bản gốc khác.

 

 

173

Duty Free Shop

 

Cửa hàng miễn thuế

Là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

174

Duty-free shop

 

Cửa hàng miễn thuế

Cửa hàng miễn thuế là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

 

 

1.1.6.                        E-F-G-H

 

 

175

Emergency Bunker Surcharge

EBS

Phụ phí xăng dầu

Là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, không phải phí được tính trong Local Charge.

176

End user

 

Người tiêu dùng cuối cùng

Là người sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm. Trong xuất nhập khẩu người bán thường phân biệt khách hàng của mình là công ty thương mại (mua rồi lại bán) hay là người sử dụng cuối cùng để xác định mức giá hoặc mức hoa hồng hợp lý dành cho khách hàng.

177

Endorse

 

Ký hậu

Là việc người sở hữu/ người thụ hưởng ký lên mặt sau của chứng từ để chuyển nhượng quyền sở hữu (thường là vận đơn) hoặc quyền thụ hưởng (thường là hối phiếu, bảo hiểm) của mình cho người khác.

 

Tên của người sở hữu/ người

 

 

 

 

 

 

thụ hưởng tiếp theo sẽ được ghi trên mặt sau của những chứn từ trên như một bằng chứng hợp pháp cho quyền sở hữu/ thụ hưởng.

178

Endorser

 

Người ký hậu hối phiếu

Là người chuyển quyền thụ hưởng của mình cho người khác bằng cách trao tay hoặc ký hậu hối phiếu (còn gọi là người chuyển nhượng).

179

Enquiry

 

Thư hỏi hàng

(cách viết khác của Inquiry)

180

Entrusted export- import

 

Xuất nhập khẩu ủy thác

Là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam hoặc xuất hàng đi nước ngoài nhưng không tự làm được có thể ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện xuất nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian.

181

Estimate

 

Ước lượng, dự toán

 

182

Estimated Time of Arrival

ETA

Ngày tàu đến dự kiến

Là ngày dự kiến theo lịch trình tàu sẽ cập cảng đến của nước nhập khẩu.

183

Estimated Time of Departure

ETD

Ngày tàu khởi hành dự kiến

Là ngày dự kiến theo lịch trình tàu sẽ khởi hành rời khỏi cảng đi của nước xuất khẩu.

184

European Union

EU

Liên minh châu Âu

Là một tổ chức tập hợp các nước thuộc Châu Âu với số lượng thành viên hiện nay là 28 nước. Liên minh châu Âu thành lập năm 1950 với mục tiêu gắn kết các nền kinh tế, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hội nhập, tận dụng lợi thế kinh tế của nhau để tạo sức cạnh trang với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên Xô.

185

Ex Work

EXW

Giao hàng tại xưởng

Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cở sở

của người bán hoặc tại một địa

 

 

 

 

 

 

điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho, v.v…).

 

Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).

186

Exclusive distribution

 

Nhà phân phối độc quyền

Đây là loại phân phối chỉ có một nhà phân phối được ủy quyền bán một sản phẩm cụ thể trong một vùng lãnh thổ đặc biệt.

 

Để trở thành đại lý độc quyền thì giữa công ty và nhà sản xuất phải ký Hợp đồng đại lý độc quyền. Khi công ty độc quyền phân phối bán hàng cho nhà sản xuất nước ngoài có nghĩa là trên lãnh thổ đó chỉ có công ty đó được kí hợp đồng được phân phối và bán ra sản phẩm này.

187

Exclusive product

 

Sản phẩm độc quyền.

 

188

Execute

 

Thi hành, thực thi, thực hiện

 

189

Executive = staff

 

Nhân viên

 

190

Expire

 

Hết hạn

 

191

Expired date

 

Ngày hết hạn L/C

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C trong thời hạn đó.

 

Ngày hết hạn/ ngày hiệu lực L/C và được thể hiện tại trường 31D – DATE AND PLACE OF EXPIRY.

192

Export-import

 

Kim ngạch xuất

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các

 

 

 

turnover

 

nhập khẩu

(hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định thường là quý hay năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

 

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu của tất cả các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) đó trong một kỳ nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

193

Express release

 

Giải phóng hàng nhanh

Sử dụng khi phát hành Seaway bill.

194

Fédération Interna tionale Asociation de Transitaires et Assimiles

FIATA

 

Liên đoàn quốc tế các nhà giao nhận hàng hóa hành lập vào ngày 31/05/1926 và liên tục phát triển, trong nhiều năm qua FIATA đã trở thành người đại diện cho giới cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp toàn cầu. Thành viên của FIATA chủ yếu là các Hiệp hội Giao nhận và Logistics của các Quốc gia. Hiện tại, Hiệp hội có khoảng 40.000 công ty Giao nhận và Hậu cần Logistics tại 150 Quốc gia.

 

 

 

FIATA có tư vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã Hội (ECOSOC) của Liên Hiệp quốc ( bao gồm ECE, ESCAP, ESCWA); Hội nghị

Liên Hiệp quốc về Thương Mại và Phát triển (UNCTAD) và Uỷ Ban Liên Hiệp quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL).

 

 

 

FIATA được công nhận là đại diện là ngành giao nhận vận tải cho nhiều tổ chức, cơ quan

 

 

 

 

 

 

chính phủ, các tổ chức tư nhân quốc tế trong lĩnh vực giao nhận vận tải như Phòng thương mại quốc tế (ICC), Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA); Liên minh Quốc tế đường sắt (UIC); Liên minh Giao thông đường bộ Quốc tế (Iru); Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),…

195

FIATA Bill of lading

FBL

Vận đơn của FIATA

Là vận đơn do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận – FIATA phát hành.

196

Final invoice

 

Hóa đơn chính thức

Là hoá đơn cuối cùng để dùng thanh toán tiền hàng.

197

First Original

 

Bản gốc đầu tiên

Thường sử dụng để phân biệt 3 bản gốc của Vận đơn đường biển.

198

Flight No.

 

Số chuyến bay

Là mã số của mỗi chuyến bay được ghi cụ thể trên vận đơn hàng không.

199

Force Majeure

 

Trường hợp bất khả kháng

Là các trường hợp xảy ra do thiên tai, chiến tranh, náo loạn hoặc các trường hợp không lường trước đột ngột xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện một công việc nào đó.

 

Trong hợp đồng, gặp trường hợp bất khả kháng không thực hiện được những điều khoản của hợp đồng thì được coi là không bị vi phạm hợp đồng

200

Forwarder

 

Người giao nhận

Là người cung cấp dịch vụ giao nhận bao gồm: vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn  hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài

chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên

 

 

 

 

 

 

quan đến hàng hoá.

201

Forwarder’s Cargo Receipt

FCR

Vận đơn của người giao nhận

Là giấy chứng nhận do người giao nhận phát hành xác nhận rằng anh ta đã nhận hàng hóa như ghi trong FCR với tình trạng bên ngoài trong điều kiện tốt từ người gửi hàng và anh ta đang giữ chúng để thực hiện việc gửi hàng không hủy ngang cho người nhận

hàng được chỉ định.

202

Free alongside Ship

FAS

Giao dọc mạn tàu

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định.

 

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

203

Free Carrier

FCA

Giao cho người chuyên chở

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cở sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác.

 

Các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm đó.

204

Free in

FI

Miễn xếp

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng.

205

Free in and out

FIO

Miễn xếp dỡ

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu.

206

Free of charge

FOC

Hàng miễn phí

Chỉ số hàng hóa bên mua được

 

 

 

 

 

 

bên bán gửi thêm (thường gửi cùng hàng có thanh toán) để quảng cáo hoặc khuyến mại…

207

Free on Board

FOB

Giao hàng trên tàu

Người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy.

 

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

208

Free out

FO

Miễn dỡ

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng.

209

Free Trade Agreement

FTA

Hiệp định thương mại tự do

Là một thỏa thuận thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia được ký kết cùng nhau với mục đích cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan tiến tới việc thành lập một khu vựcmậu dịch tự do.

210

Freight

 

Cước vận tải

Là chi phí hãng vận tải thu khi nhận chuyên chở hàng hóa.

Phí này tính theo thể tích khi vận tải bằng đường biển và tính theo trọng lượng khi vận tải bằng đường hàng không.

211

Freight as arranged

 

Cước phí theo thỏa thuận

Nghĩa là cước phí được trả theo thỏa thuận giữa người thuê tàu và người vận tải (không ghi chi tiết số tiền cước cho bên thứ 3 biết).

212

Freight forwarder = Forwarder

 

Người giao nhận

 

213

Freight prepaid

PREPAID

Cước phí trả trước

Hãng vận tải đã thu tiền cước từ người gửi hàng (người xuất khẩu) tại cảng đi, thường sử dụng khi xuất nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF, CFR…

214

Freight to collect

COLLECT

Cước phí trả sau

Hãng vận tải sẽ phải thu tiền

 

 

 

 

 

 

cước từ người nhận hàng (người nhập khẩu) tại cảng đến, thường sử dụng khi xuất nhập khẩu theo điều kiện giao hàng FOB, FCA, EXW…

215

Frequency

 

Tần suất số chuyến

Là số chuyến tàu khởi hành trong 1 tuần hoặc số chuyến bay khởi hàng trong 1 ngày.

216

Full container Load

FCL/FCL

Phương pháp gửi hàng chẵn/nguyên

Là phương pháp sử dụng khi lô hàng có khối lượng hoặc kích thước đủ để xếp vào 1 hoặc nhiều container. Người gửi có trách nhiệm đóng hàng vào container và người nhận có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

 

 

 

 

Khi gửi hàng chẵn, trên vận đơn thường ghi FCL/FCL nghĩa là nhận nguyên container – giao nguyên container.

217

Full Cumulation

 

Cộng gộp toàn bộ

Cho phép nguyên liệu không nhất thiết phải đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ dành cho nguyên liệu đó. Nguyên liệu có thể đáp ứng một phần của tiêu chí xuất xứ (ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí RVC 19%) nhưng vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

218

Full set

 

Trọn bộ (chứng từ)

Trong xuất nhập khẩu một số chứng từ được phát hành theo bộ. Ví dụ: Vận đơn đường biển thường được phát hành 1 bộ gồm 3 bản gốc và 3 bản sao (3/3).

 

 

 

46A: DOCUMENTS REQUIRED: FULL SET (3/3) OF ORIGINAL CLEAN “SHIPPED ON BOARD” MARINE BILL OF LADING,

 

 

 

 

 

 

COVERING A PORT TO PORT SHIPMENT, MADE OUT TO ORDER OF….

219

Fumigation Certificate

 

Giấy chứng nhận hun trùng

Giấy này được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng.

 

Một số mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cà phê, tiêu, điều…), các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt… Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.

220

General average

 

Tổn thất chung

Là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hoá, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.

221

General Purpose Container

GP

Container bách hóa

Container thường, chuyên chở những loại hàng bách hoá thường.

222

General Rule

GR

Quy tắc chung

Là tiêu chí xuất xứ áp dụng chung cho tất cả hàng hóa ngoại trừ hàng hóa thuộc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng

223

Generalized Systems of Prefrences

GPS

Hệ thống ưu đãi phổ cập

Theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.

 

 

 

 

 

 

Các nước phát triển được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển đựơc gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối xử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.

224

Good Storage Practice

GSP

Giấy chứng nhận thực hành tốt bảo quản

“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP: Good Storage Practices) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.

225

Goods

 

Hàng hóa

(dùng trong Giao dịch Xuất nhập khẩu)

226

Goods and Service tax

GST

Thuế giá trị gia tăng

Tại một số quốc gia, như Australia, Canada, New Zealand, Singapore thì thuế giá trị gia tăng được gọi là “goods and services tax” (viết tắt GST) nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ.

227

Grand total

 

Tổng cộng (cuối cùng)

Thường chỉ giá trị đơn hàng sau khi đã tính toán đến tất cả các khoản cộng (phí vận tải, phí bảo hiểm.. ) và các khoản trừ (giảm giá, hoa hồng…)

228

Gross weight

 

Trọng lượng cả bì

Trọng lượng cả bì là tổng trọng lượng của lô hàng sau khi đã được đóng gói (bao gồm trọng lượng hàng hóa + trọng lượng bao bì).

229

Handling fee = Handling charge

 

Phí làm hàng

Là một loại phí do hãng tàu hoặc người giao nhận thu của

 

 

 

 

 

 

người gửi hàng hoặc người nhận hàng nhằm bù đắp chi phí xứ lý lô hàng (ví dụ: phí giao dịch, phí làm Manifest…)

230

Harmonized System Codes

HS Code

Mã HS

Là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

231

High cube container

HC

Container cao

Loại container có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”).

232

Holder bill/ Bearer bill

 

Hối phiếu vô danh

Là loại hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu mà chỉ ghi trả cho người cầm phiếu. Đối với loại hối phiếu này thì ai giữ nó sẽ là người hưởng lợi. Loại này được chuyển nhượng tự do.

233

Honors

 

Thanh toán/ Cam kết thanh toán

234

House Airway Bill

HAWB

Vận đơn nhà

Là vận đơn hàng không do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng để vận tải.

235

HYS

HYS

Khai báo đính kèm tài liệu điện tử

Người khai sử dụng nghiệp vụ này để đính kèm những tài liệu điện tử liên quan đến việc khai báo xuất khẩu/nhập khẩu hoặc khi cơ quan Hải quan yêu cầu người khai xuất trình một số giấy tờ trong quá trình tiếp nhận và xử lý tờ khai.

 

Sau khi người khai sử dụng nghiệp vụ này để đính kèm tài liệu và gửi tới hệ thống, hệ thống tiếp nhận và phản hồi tới người khai số tiếp nhận khai báo điện tử do hệ thống tự động cung cấp.

 

Khi thực hiện nghiệp vụ khai báo nhập khẩu (IDA, IDC) hoặc

khai báo xuất khẩu (EDA,

 

 

 

 

 

 

EDC), trên màn hình khai báo hiển thị chỉ tiêu “Số tiếp nhận khai báo điện tử”, người khai sau khi nhận được số tiếp nhận khai báo điện tử do hệ thống cung cấp, sẽ điền số tiếp nhận này vào chỉ tiêu trên.

 

 

1.1.7.                        I-J-K-L-M-N

 

 

236

IDA

IDA

Khai thông tin nhập khẩu

Nghiệp vụ IDA được sử dụng để khai các thông tin nhập khẩu trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử VNACCS).

237

IDC

IDC

Đăng ký tờ khai nhập khẩu

Nghiệp vụ IDC sử dụng để: Gọi ra màn hình ‘‘thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC’’ do hệ thống phản hồi cho người khai sau khi người khai thực hiện xong nghiệp vụ IDA (sử dụng trong phần mềm  hải quan điện tử VNACCS).

238

Ident

 

Đơn ủy thác mua hàng

 

239

Import license

 

Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai loại giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu tự động và giấy phép nhập khẩu không tự động.

240

in export customary packing

 

 

Đóng gói phù hợp với việc xuất khẩu

241

in seaworthy

 

 

Đóng gói thùng carton phù

 

 

 

cartons packing

 

 

hợp với vận tải biển

242

in transit

 

Đang vận chuyển

Hàng hóa đang trong quá trình vận tải, đang trên hành trình.

243

Inbound

 

Hàng nhập

Là hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

244

Incoterms 2010

 

Incoterms 2010

Là phiên bản Incoterms có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 – phiên bản thay thế Incoterms 2000.

 

Incoterms 2010 có 11 điều kiện là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP.

245

Inland Container Depot

ICD

Điểm thông quan nội địa

Là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

246

Inquiry

 

Thư Hỏi hàng

Là đề nghị bán hàng do người mua gửi đến người bán ghi rõ các thông tin cơ bản liên quan đến nhu cầu mua hàng bao gồm: Tên hàng, số lượng, xuất xứ, thời gian giao hàng…

247

Installment Payment

 

Thanh toán định kỳ

 

248

Institute cargo clause

 

Điều kiện bảo hiểm

Chỉ các điều kiện A, B, C trong bộ điều kiện bảo hiểm.

249

Insurance certificate

 

Giấy chứng nhận bảo hiểm

Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

 

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được

bảo hiểm, các chi tiết cần  thiết

 

 

 

 

 

 

cho việc tính toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.

250

Insurance policy

 

Đơn bảo hiểm

Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.

 

Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.

251

Insurance premium

 

Phí bảo hiểm

Là số tiền phí tính trên số tiền được bồi thường do người mua bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm. Việc quy định mức phí bảo hiểm phụ thuộc vào điều kiện bảo hiểm, đặc tính của hàng hóa …

252

Insured amount

 

Số tiền bảo hiểm

Là số tiền người thụ hưởng bảo hiểm sẽ được bồi thường nếu có mất mát xảy ra. Trong Xuất nhập khẩu số tiền bảo hiểm thường được tính bằng 110% giá trị hàng hóa.

253

Insured value

 

Giá trị bảo hiểm

Là giá trị hàng hóa được mua bảo hiểm.

254

Insured/ Assured

 

Người được bảo hiểm

 

255

Insurer

 

Người bảo hiểm

Là công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho lô hàng xuất nhập khẩu.

256

Intermediary bank

 

Ngân hàng trung gian

Sử dụng trong trường hợp ngân hàng của người bán và ngân hàng của người mua

chưa từng có quan hệ giao

 

 

 

 

 

 

dịch với nhau, phải sử dụng ngân hàng trung gian để việc hạch toán được thuận tiện hơn.

257

Inter-Modal Transport

 

Vận tải hỗn hợp

 

258

International Auction

 

Đấu giá quốc tế

 

259

International Bank Account Number

IBAN No.

Số tài khoản

Là số tài khoản của người nhận khi giao dịch bằng đồng EURO với các cá nhân và doanh nghiệp ở khu vực châu Âu.

 

 

 

 

Kể từ 1/1/2007, ngân hàng nhận ở châu Âu có thể từ chối các giao dịch chuyển tiền đến bằng đồng Euro nếu không có IBAN. Đặc biệt, những trường hợp không tuân thủ những quy định mới có thể còn bị phạt thêm, theo mức phạt quy định của từng ngân hàng.

260

International Chamber of Commercial

ICC

Phòng thương mại quốc tế

Là một tổ chức mà nhiệm vụ cốt yếu là làm cho việc buôn bán của các công ty ở các nước khác nhau được dễ dàng hơn, do đó góp phần vào việc mở rộng buôn bán quốc tế.

261

International Commercial Terms

Incoterms

Điều kiện thương mại quốc tế

Là bộ quy tắc do phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế.

 

Incoterms phân chia trách nhiệm về chi phí và rủi ro giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

262

International

ISBP

 

Là “Tập quán ngân hàng tiêu

 

Standard Banking

 

chuẩn quốc tế dùng để kiểm

 

Practice for the

 

tra chứng từ trong phương

 

Examination of

 

thức tín dụng chứng từ” dùng

 

 

 

Documentary Credits

 

 

để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.

 

Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.

263

International Tender

 

Đấu thầu quốc tế

 

264

Invalidate

 

Hết hiệu lực

 

265

Invoice

 

Hóa đơn

Trong Xuất nhập khẩu, hóa đơn là chứng từ rất quan trọng do người bán tự lập theo mẫu của mình. Các thông tin cơ bản trên hóa đơn gồm có: số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn, người bán, người mua, mô tả hàng hóa, số lượng, đơn giá, tổng số tiền…

266

Irrevocable

 

Không thể hủy ngang

 

267

Irrevocable Confirmed L/C

 

L/C không hủy ngang có xác nhận

268

Irrevocable L/C

 

Thư tín dụng không hủy ngang

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu và người nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu.

 

Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên

xuất khẩu và hiện nay đang

 

 

 

 

 

 

được sử dụng phổ biến.

 

Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là được hủy ngang hay không được hủy ngang, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy ngang (Điều 3 UCP 600-

ICC 2006)

269

Irrevocable Negotiable L/C

 

L/C không hủy ngang được chiết khấu

270

Irrevocable Unconfirmed L/C

 

L/C không hủy ngang không xác nhận

271

Issue

 

phát hành

Có thể sử dụng thuật ngữ này trong việc phát hành Vận đơn, Hối phiếu, Thư tín dụng…

272

Issuing Bank

 

Ngân hàng phát hành L/C

Là ngân hàng phục vụ người mua, theo yêu cầu của người mua cam kết sẽ thanh toán cho người bán trong trường hợp người bán xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của Thư tín dụng.

273

Labor fee

 

Phí nhân công

Phụ phí trả thuê công nhân bốc xếp trong kho (áp dụng cho hàng LCL).

274

Laden on board

 

Đã bốc hàng lên tàu

 

275

Latest date of shipment

 

Ngày giao hàng cuối cùng

Thời hạn cuối cùng cho phép bên bán tiến hành giao hàng.

 

44C: LATEST DATE OF SHIPMENT

170630

276

Laytime

 

Thời gian làm hàng

Là thời gian tàu phải lưu tại cảng để tiến hành việc xếp hàng lên tàu hay dỡ hàng khỏi tàu, còn gọi là thời gian cho phép (Allowed Time).

277

Lead time

 

Thời gian chờ hàng

Thời gian mà bên mua phải chờ bên bán sản xuất hoặc thu mua hàng hóa để sẵn sàng giao

 

 

 

 

 

 

cho bên mua.

278

Less container Load

LCL/LCL

Phương pháp gửi hàng lẻ

Là phương pháp sử dụng khi lô hàng có khối lượng hoặc kích thước không đủ để xếp vào container. Người gom hàng có trách nhiệm đóng hàng vào container và dỡ hàng khỏi container.

 

Khi gửi hàng lẻ, trên vận đơn thường ghi LCL/LCL nghĩa là nhận nguyên lẻ – giao lẻ.

279

Letter of Credit

L/C

Thư tín dụng

Là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

280

Lift on

LO-LO

Lift off – Phí nâng hạ

Chi phí phát sinh khi nâng hạ hàng hóa (thường sử dụng xe nâng, cần cẩu).

281

Limited tender

 

Đấu thầu hạn chế

 

282

Line charter

 

Thuê tàu chợ

 

283

Liner B/L

 

Vận đơn thuê tàu chợ

 

284

Liner booking note

 

Giấy lưu cước tàu chợ

 

285

Liner charter

 

Phương thức thuê tàu chợ

Là phương thức mà chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông

 

 

 

 

 

 

qua người môi giới (broker) yêu cầu chủ tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở háng hoá từ cảng này đến cảng khác.

286

Loan

 

Nợ (khoản vay)

 

287

Local charge

 

Phí địa phương

Là phí được trả tại cảng bốc hàng và cảng xếp hàng. Với mỗi lô hàng thì phí này cả shipper và consignee đều phải trả.

288

Logistics

 

Dịch vụ hậu cần

Là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ ký mã hiệu, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.

289

Long ton

LT

Tấn dài

Theo hệ đo lường của Anh, 1LT = 1,016.46KG.

290

Mail Transfer

M/T

Chuyển tiền bằng thư

Là hình thức trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) mà trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.

291

Make a deal

 

Thỏa thuận mua bán

 

292

Manifest

 

Bản lược khai hàng hóa

Là bản liệt kê tóm tắt về hàng hoá đã xếp lên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau, do đại lý tàu tại cảng xếp hàng lập, căn cứ vào vận đơn đã xếp hàng.

293

Manufacturer

 

Nhà sản xuất

Là công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Một nhà sản xuất có thể có nhiều nhà máy sản xuất ở 1 hoặc nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.

 

 

294

Marine vessel, Ocean vessel

M/V, O/V

Tàu (biển) chở hàng

 

295

Marking

 

Ký mã hiệu hàng hóa

Là một dấu hiệu riêng cho hàng hóa của nhà sản xuất hoặc của người gửi hàng để người nhận hàng có thể nhận biết hàng của mình dễ dàng. Đối với người vận chuyển thì đây là dấu hiệu để quản lý được việc vận chuyển hàng đến đúng địa điểm theo yêu cầu của người gửi hàng.

296

Master Airway Bill

MAWB

Vận đơn chủ

Là vận đơn hàng không do người vận chuyển cấp cho người gom hàng.

297

Material safety data sheet

MSDS

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó (không kể là dài hạn hay ngắn hạn) các trình tự để làm việc với hóa chất một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của hóa chất.

 

Trong xuất nhập khẩu, MSDS rất quan trọng với những lô hàng hóa chất để phục vụ việc vận tải và làm thủ tục thông quan.

298

Mates receipt

 

Biên lai thuyền phó

Là chứ ng từ do thuye□ n phó phụ  trách ve□ việc gử i hàng ca□ p cho ngườ i gử i hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng.

 

 

 

Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừ a nhận ra□ ng hàng đã đượ c xe□ p xuo□ ng tàu đa□ y đủ , đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận.

299

Means of transport

 

Phương tiện vận

Thuật ngữ được sử dụng phổ

 

 

 

 

 

tải

biến trong vận tải quốc tế.

300

Measurement

 

Thể tích hàng

Thể tích hàng tính bằng đơn vị mét khối: cubic meter – CBM.

301

Merchandise

 

Hàng hóa

(dùng trong nghiệp vụ mua bán)

302

Metric ton

MT

Tấn mét

Theo hệ đo lường của Anh, 1MT = 1,000.00KG.

303

Minimum Order Quantity

MOQ

Số lượng đặt hàng tối thiểu

Là số lượng hàng (tương đương với giá trị hàng) tối thiểu mà người bán đồng ý cung cấp cho người mua. Dưới số lượng hoặc giá trị đó người bán không đồng ý cung cấp hàng hóa.

304

Most Favoured Nation

MFN

Đãi ngộ tối huệ quốc

Là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.

305

Multimodal Transport

 

Vận tải đa phương thức

Là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

 

 

306

Multimodal Transport Operator

MTO

Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

 

Theo Công ước của Liên hợp quốc, “MTO là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.

307

Nation single window

NSW

Cơ chế một cửa quốc gia

Là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp.

 

Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

308

Negotiable

 

Có thể chuyển nhượng được

Là một đặc tính của các giấy tờ có giá (vận đơn, đơn bảo hiểm, hối phiếu…) có thể chuyển quyền sở hữu hoặc thụ hưởng cho người khác bằng cách trao tay hoặc ký hậu.

309

Negotiable L/C

 

L/C chiết khấu

L/C quy định chiết khấu tại một Ngân hàng bất kỳ.

 

 

310

Negotiating Bank

 

Ngân hàng chiết khấu

Là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu (cấp tín dụng cho người xuất khẩu trước kỳ hạn trên cơ sở bộ chứng từ phù hợp với L/C).

Ngân hàng chiết khấu thường chính là ngân hàng thông báo L/C (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu).

311

Negotiation

 

Chiết khấu

Là một hình thức cấp tín dụng thông qua việc ứng trước một khoản tiền cho nhà xuất khẩu trên cơ sở giá trị Bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C được người xuất khẩu xuất trình hoặc bộ chứng từ không phù hợp nhưng được ngân hàng phát hành chấp nhận.

312

Net weight

 

Trọng lượng tịnh

Trọng lượng tịnh là trọng lượng của hàng hóa (không tính đến trọng lượng bao bì).

313

Nominal Bill

 

Hối phiếu đích danh

Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi.

314

Nominal Cheque

 

Séc đích danh

Là loại Séc ghi rõ tên người hưởng lợi.

315

Nominated Bank

 

Ngân hàng được chỉ định

Là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ.

316

Non-negotiable

 

Không thể chuyển nhượng được

Ngược lại với chứng từ có thể chuyển nhượng, một số chứng từ không thể chuyển nhượng được (ví dụ: Vận đơn bản copy, Hối phiếu đích danh… ).

317

Non-tariff zone

 

Khu phi thuế quan

Là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực

bên ngoài bằng hàng rào cứng,

 

 

 

 

 

 

bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

318

Notice of abandonment

NOA

Tuyên bố từ bỏ hàng

Là văn bản do người được bảo hiểm (chủ hàng) gửi cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) tuyên bố từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa trong trường hợp ước tính có tổn thất toàn bộ để được bồi thường toàn bộ.

 

Lưu ý: chỉ được từ bỏ hàng khi hàng hóa (đối tượng được bảo hiểm) còn đang ở dọc đường vận tải và chưa có tổn thất thực tế xảy ra.

319

Notice of readiness

NOR

Thông báo sẵn sàng để bốc dỡ

Có hai loại thông báo:

 

Thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng: Việc thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng trong một khoảng thời gian ngắn (7,5,3 ngày) trước khi tàu đến cảng xếp dỡ là rất cần cho có đủ thời gian làm thủ tục cho tàu ra vào cảng và chuẩn bị xếp dỡ hàng theo đúng lịch trình đã quy định giữa hai bên chủ tàu và người thuê tàu.

 

Thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng: Thời gian được phép đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ là thời gian tàu đã đến bến, tàu đã sẵn sàng để nhận hoặc giao hàng. Thời gian đưa

thông báo sẵn sàng xếp dỡ còn

 

 

 

 

 

 

tuỳ thuộc vào điều khoản về tàu đến bến.

320

Notify party

 

Bên được thông báo

Là người được nhận thông báo từ đại lý hãng tàu khi tàu đã cập cảng đến. Notify party có thể là người nhận hàng (consignee) cũng có thể không phải là người nhận hàng.

 

 

1.1.8.                        O-P-Q-R-S-T-U-V-W-X

 

 

321

Ocean freight

 

Cước biển

Là cước vận tải đường biển do hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu thu của người thuê tàu. Mức cước được tính theo thể tích (Volume) của lô hàng.

322

Offer = Quotation

 

Báo giá/ Cung cấp

 

323

Official

 

Chính thức

 

324

Official Development Assistance

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

325

On behalf of

 

Đại diện/ Thay mặt cho

Thường chỉ người đại diện cho công ty nào/ tổ chức nào.

326

On-spot export- import

 

Xuất nhập khẩu tại chỗ

Hàng hoá được các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt

Nam theo chỉ định của thương

 

 

 

 

 

 

nhân nước ngoài được gọi là hàng xuất nhập khẩu tại chỗ.

 

Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng hoá từ các doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ là doanh nghiệp bán hàng cho các thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng bắt buộc phải nêu rõ hàng được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá.

327

Open account

 

Phương thức ghi sổ

Là phương thức trong đó người bán mở một tài

khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến thời điểm định

kỳ người mua trả tiền cho người bán.

328

Open policy

 

Hợp đồng bảo hiểm bao

Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, anh ta ký một Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy/ Floating Policy/ Open Cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là 1 năm) theo các điều khoản như đã thỏa thuận trước.

329

Order

 

Đặt hàng/ Đơn đặt hàng

Trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh hàng hóa thì order có nghĩa là đặt hàng.

330

Origin

 

Xuất xứ hàng hóa

Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng

 

 

 

 

 

 

hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

331

Original

 

Bản gốc

Với một số chứng từ trong nghiệp vụ Xuất nhập khẩu thì bản gốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà bản sao không thể thay thế được.

 

Ví dụ: người mua bắt buộc phải xuất trình Vận đơn bản gốc cho đại lý hãng tàu để nhận hàng hoặc bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) bản gốc để được hưởng ưu đãi thuế nhập  khẩu…

332

Original Design Manufacturing

ODM

Sản xuất “thiết kế” gốc

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.

Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.

Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

333

Original Equipment Manufacturing

OEM

Sản xuất thiết bị gốc

OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác.

Một cách dễ hiểu hơn, công ty

OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra

 

 

 

 

 

 

thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

 

Một ví dụ cho hình thức OEM đó là mối quan hệ giữa Apple và Foxconn trong sản xuất điện thoại Iphone. Trong đó Apple đóng vai trò khách hàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là công ty OEM, sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên.

334

Out of stock

 

Hết hàng

 

335

Outbound

 

Hàng xuất

Là hàng xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài.

336

Packing

 

Đóng gói

Là việc đóng gói khi hiểu rõ đặc tính của loại hàng hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu trong quá trình vận chuyển, vừa đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.

337

Packing list

P/L

Phiếu đóng gói

Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…).

 

Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa với nội dung bao gồm: Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…

338

Pallet

 

Kiện hàng

Pallet (còn được gọi tấm kê hàng) là một kết cấu bằng phẳng để tải hàng hóa, sử dụng chung với kệ kho hàng, để lưu trữ hoặc được nâng chuyển bởi xe nâng tay, xe

 

 

 

 

 

 

nâng máy hoặc thiết bị nâng hạ khác. Một pallet là một đơn vị cấu trúc nền cho phép xử lý và lưu trữ hiệu quả.

 

Hàng hoá vận chuyển bởi container thường được đặt trên pallet có bảo đảm vững chắc bằng cách đóng đai, quấn bọc căng hay co lại và vận chuyển. Những doanh nghiệp sử dụng pallet tiêu chuẩn để xếp dỡ, xử lý, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu sẽ dễ dàng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhiều so với các doanh nghiệp không sử dụng.

339

Panama Canal Surcharge

PCS

Phụ phí qua kênh đào Panama

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama.

340

Partial Cumulation

 

Cộng gộp từng phần

Cho phép nếu nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thì áp dụng cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu; nếu nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20 đến 39% thì được cộng gộp đúng số phần trăm thực tế trong khoảng từ 20 đến 39% đó vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hóa.

341

Partial loss

 

Tổn thất bộ phận

Là một phần đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, mất mát, hư hỏng. Tổn thất này có thể xảy ra về trọng lượng, số lượng, phẩm chất.

342

Partial shipment

 

Giao hàng từng phần

Là việc chia số lượng hàng được mua bán để giao bằng nhiều chuyến vận tải khác nhau theo từng thời điểm cụ thể.

343

Partial shipment allowed

 

 

Hàng hóa được cho phép giao từng phần.

 

 

344

Partial shipment not allowed

 

 

Hàng hóa phải giao một lần

345

Particular average

 

Tổn thất riêng

Là tổn thất của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ gây ra. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc toàn bộ.

346

Paying Bank

 

Ngân hàng thanh toán

Là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh ngân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng.

347

Payload

 

Trọng lượng ruột container

Là trọng lượng hàng được đóng trong container.

348

Payment terms

 

Phương thức thanh toán

Cách thức và thời điểm bên mua trả tiền cho bên bán. Trong xuất nhập khẩu thường sử dụng phương thức chuyển tiền (T/T) hoặc thư tín dụng (L/C).

349

Peak Season Surcharge

PSS

Phụ phí mùa cao điểm

Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

350

Penalty

 

Phạt (vi phạm hợp đồng)

 

351

Person in charge

 

Người phụ trách

Chỉ người nhân viên trực tiếp phụ trách thương vụ.

352

Phytosanitary Certificate

 

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Với hàng xuất nhập khẩu có nguồn gốc thực vật (nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi…), kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nội địa hoặc đi ra nước ngoài.

 

Sau khi được cơ quan chức năng tiến hành kiểm dịch lô

 

 

 

 

 

 

hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

353

Place of Delivery

 

Nơi giao hàng cuối cùng

Là nơi nhận hàng xuất khẩu đầu tiên của hãng tàu cho người nhận hàng.

354

Place of presentation

 

Địa điểm xuất trình

Là địa điểm (ngân hàng) mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

355

Place of Receipt

 

Địa điểm nhận hàng để chở

Là nơi nhận hàng xuất khẩu đầu tiên của hãng tàu. Khi nhà xuất khẩu book tàu cho hàng xuất có quyền yêu cầu nơi hạ cont tại cảng xuất khẩu sau khi đóng hàng để thuận lợi cho doanh nghiệp hơn (và nơi này phải có trong danh sách của hãng tàu). Khi xin hạ tại đâu thì Place of Receipt ở đó.

356

Place order

 

Đặt hàng

 

357

Place trial order

 

Đặt hàng thử

 

358

Port Congestion Surcharge

PCS

Phụ phí tắc nghẽn cảng

Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

359

Port of discharge

 

Cảng dỡ hàng

Là cảng thuộc nước nhập khẩu nơi lô hàng kết thúc chặng vận tải quốc tế.

360

Port of loading

 

Cảng bốc hàng

Là cảng thuộc nước xuất khẩu nơi lô hàng bắt đầu chặng vận tải quốc tế.

361

Port-to-port

 

Giao hàng từ cảng đến cảng

Là chuyến vận tải được nhận để chở từ cảng này và giao hàng cho người nhận ở cảng kia (không nhận hàng trong nội địa nước xuất và không giao hàng trong nội địa nước nhập).

362

Pre-Carriage

 

Tàu nhỏ

Là tên và số chuyến của tàu nhỏ nhận hàng đầu tiên từ

 

 

 

 

 

 

cảng, sau đó vận chuyển tới giao cho tàu lớn hơn (có thể ở cảng trung chuyển hoặc có thể ở ngoài biển nếu tàu lớn có hệ thống cẩu đáp ứng được).

 

Sở dĩ phải thực hiện việc này là do: Tình trạng cảng không đủ đáp ứng cho tàu lớn cập cảng (độ sâu của nước, thiết bị xếp dỡ…) hoặc lượng hàng phát sinh quá ít khi đó dùng tàu nhỏ trung chuyển sẽ lợi hơn

363

Premium (insurance)

 

Phí bảo hiểm

 

364

Presentation

 

Xuất trình (chứng từ theo L/C)

Là việc người thụ hưởng (người bán) gửi bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng phát hành L/C để chứng minh mình đã hoàn thành các nghĩa vụ theo L/C quy định và yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán.

365

Presenter

 

Người xuất trình

Là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình chứng từ theo L/C. Như vậy người xuất trình bao gồm: người thụ hưởng, ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận

366

Presenting Bank

 

Ngân hàng xuất trình

Là ngân hàng xuất trình chứng từ cho nhà nhập khẩu theo chỉ thị của Ngân hàng thu hộ

367

Principle agreement

 

Hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng, quy định các vấn đề cơ bản (chưa chi tiết) trong giao dịch.

 

 

368

Processing

 

Gia công

Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

369

Processing enterprise

 

Doanh nghiệp chế xuất (DNCX)

Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

370

Processing zone

 

Khu chế xuất

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

 

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành

371

Produced Entirely from originating materials

PE

Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”

Là tiêu chí xuất xứ đặc biệt của xuất xứ thuần túy

372

Product Specific Rules

PSRs

Quy tắc cụ thể mặt hàng

Là tiêu chí xuất xứ yêu cầu nguyên vật liệu phải trải qua

 

 

 

 

 

 

quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (hay còn gọi là tỉ lệ phần trăm của giá trị) hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.

373

Product

 

Sản phẩm

 

374

Proforma Invoice

P/I

Hóa đơn chiếu lệ

Là một bản hóa đơn dự thảo (hóa đơn nháp) thường được người xuất khẩu soạn ngay khi bắt đầu giao dịch và không có giá trị thanh toán.

 

Hóa đơn chiếu lệ có thể được sửa chữa nhiều lần trong suốt quá trình thương thảo hợp đồng cho đến khi người xuất khẩu phát hành hóa đơn chính thức (Commercial Invoice).

375

Promissory note

 

Hối phiếu nhận nợ/ Kỳ phiếu

Là một bản cam kết vô điều kiện của một bên (người làm ra chứng từ) để trả một khoản tiền cho bên kia.

376

Proof read copy

 

Bản nháp (vận đơn)

Là bản vận đơn nháp để người gửi hàng đọc và kiểm tra lại trước khi phát hành vận đơn chính thức.

377

Protest

 

Kháng nghị

 

378

Protest for Non- payment

 

Kháng nghị không trả tiền

 

379

Provisional invoice

 

Hóa đơn tạm tính

Là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng mới là giá tạm tính, việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng đến, hàng hoá được giao làm nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên giao hàng xong mới thanh toán dứt khoát.

 

 

380

Purchase Order

P/O

Đơn đặt hàng

Là văn bản người mua gửi cho người bán xác nhận việc mua hàng.

381

Purchase

 

Mua

 

382

Quality

 

Chất lượng

Một điều khoản trong hợp đồng, nêu lên phẩm chất, tính chất của hàng hóa (ví dụ: loại A, mới 100%…)

383

Quantity

 

Số lượng

Một điều khoản trong hợp đồng, nêu lên định lượng về số lượng, trọng lượng, dung sai… của hàng hóa (ví dụ: 1000 chiếc, 50 hộp, +/- 5%).

384

Quay

 

Cầu tàu

Nơi diễn ra việc bốc dỡ hàng hóa giữa cảng và tàu.

385

Quota

 

Hạn ngạch

Hạn ngạch trong xuất nhập khẩu là số lượng/ giá trị hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) do cơ quan có thẩm quyền quy định.

386

Quotation

 

Báo giá

Là văn bản người bán gửi đến người mua tiềm năng ghi rõ các thông tin liên quan đến hàng hóa mà người bán có khả năng cung cấp bao gồm: Tên hàng, số lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán…

387

Railroad Bill of Lading

 

Vận đơn đường sắt

 

388

Received for Shipment

 

Nhận hàng để chở

 

389

Reciprocal L/C

 

Thư tín dụng đối ứng

L/C đối ứng thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

 

L/C đối ứng được phát hành và chỉ có hiệu lực khi có một

 

 

 

 

 

 

L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành.

390

Red clause L/C

 

Thư tín dụng điều khoản đỏ

Là thư tín dụng có điều khoản, theo đó ngân hàng phát

hành cam kết sẽ ứng trước hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng chiết khấu ứng trước cho người hưởng lợi một phần giá trị L/C khi người hưởng lợi xuất trình biên nhận và cam kết bằng văn bản sẽ xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C.

391

Reference No.

 

Số tham chiếu

Sử dụng trên các chứng từ với mục đích tạo thông liên kết chứng từ với nhau bằng số tham chiếu.

392

Refurbished product

 

Sản phẩm được tân trang lại

 

393

Regional Comprehensive Economic Partnership

RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

394

Regional Value Content

RVC

Hàm lượng giá trị khu vực

Là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào mặt hàng mặt hàng cụ thể. Ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%.

395

Reimbursement

 

Bồi hoàn

Là việc thanh toán giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng phát hành trong thanh toán bằng L/C, ngân hàng chiết

khấu được phép đòi hoàn trả

 

 

 

 

 

 

tiền sau khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ.

396

Reimbursing Bank

 

Ngân hàng hoàn trả

Là ngân hàng thực hiện thanh toán đến Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định.

397

Remittance

 

Phương thức chuyển tiền

Là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người xuất

khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền do người nhập khẩu yêu cầu.

398

Remitter

 

Người chuyển tiền

Là người mua khi yêu cầu ngân hàng của mình chuyển tiền cho người bán.

399

Remitting Bank

 

Ngân hàng nhờ thu/ Ngân hàng chuyển chứng từ

Là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu trong phương thức thanh toán Nhờ thu, thực hiện việc chuyển chứng từ theo Yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

400

Report on Receipt of cargos

ROROC

Biên bản kết toán nhận hàng

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ cho một tàu, xí nghiệp cảng phải cùng với tàu ký kết một biên bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận gọi là biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

 

Để làm được biên bản này, trong quá trình xếp dỡ, nhân viên giao nận của cảng phải cùng nhiều kiểm kiện của tàu (Ship’s Tallyman) theo dõi và cùng nhau ghi chép trên các “phiếu kiểm kiện”. Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, người ta tổng hợp những phiếu này để lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

401

Represent

 

Đại diện

 

 

 

402

Reputation

 

Danh tiếng

 

403

Reputed brand

 

Thương hiệu có danh tiếng

 

404

Request for Quotation = Inquiry

RFQ

Đề nghị báo giá

 

405

Requirment

 

Yêu cầu

 

406

Restrictive Endorsement

 

Ký hậu hạn chế

Là việc ký hậu chỉ định rõ ràng người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “chỉ trả cho ông X” và ký tên.

 

Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu nữa.

407

Retail price

 

Giá bán lẻ

 

408

Revocable L/C

 

Thư tín dụng hủy ngang

Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.

409

Revolving L/C

 

Thư tín dụng tuần hoàn

Là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng.

 

Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

410

Risk insured against

 

Rủi ro được bảo hiểm

 

411

Rules of Origin

ROO

Quy tắc xuất xứ

Là bộ quy tắc nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

để được hưởng mức thuế ưu đãi.

 

Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

412

Said to contain

 

Kê khai gồm có

Thông tin được thể hiện tại mục mô tả hàng hóa của vận đơn với ý nghĩa “các thông tin bên dưới là do người gửi hàng kê khai như thế”.

413

Sales Contract

S/C

Hợp đồng ngoại thương

Là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa. Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền

hàng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, trả tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng

414

Sample

 

Hàng mẫu

Hàng dùng thử hoặc xem trước. Hãng mẫu thường do bên bán gửi cho bên mua miễn phí để chào hàng.

415

Sanitary Certificate

 

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp.

416

Seal

 

Kẹp chì container

Là việc niêm phong Container sau khi được chứa đầy hàng hóa, nói cách khác kẹp chì là việc khóa cotainer để tránh sự xâm nhập từ bên ngoài bằng một vật nhỏ gọi là Seal.

 

Mỗi seal có 1 mã số gọi là số

 

 

 

 

 

 

chì (Seal No.)

417

Seal No.

 

Số chì

Mã số của kẹp chì được sử dụng để niêm phong container.

418

Seaway Bill

 

Giấy gửi hàng đường biển

Là bằng chứng xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển và xác nhận việc nhận hàng để xếp hoặc đã xếp bởi người chuyên chở.

 

Giấy gửi hàng đường biển được dùng để thay thế vận đơn, có các thông tin giống vận đơn đường biển nhưng chức năng và cách sử dụng rất khác biệt.

419

Second Original

 

Bản gốc thứ hai

Thường sử dụng để phân biệt 3 bản gốc của Vận đơn đường biển.

420

Security Surcharge

SSC

Phụ phí an ninh

Phí soi chiếu để phát hiện hàng hóa gây mất an toàn thường sử dụng trong vận tải hàng không.

421

Ship

 

Giao hàng, gửi hàng, vận tải

 

422

Ship owner

 

Chủ tàu

Là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tàu.

423

Shipment

 

Việc giao hàng

/Chuyến hàng

 

424

Shipment by first available steamer

 

Giao hàng lên chuyến tàu đầu tiên

425

Shipment date

 

Ngày giao hàng

Là ngày người bán hoàn thành việc bàn giao hàng cho người vận chuyển. Đặc biệt, trong vận tải biển ngày xếp hàng lên tàu được xem là ngày giao hàng .

426

Shipment period

 

Thời hạn giao hàng

Thời gian cho phép bên bán tiến hành giao hàng cho bên mua.

427

Shipped on Board

 

Hàng đã được bốc

Là việc hàng hóa hoàn thành

 

 

 

 

 

lên tàu

việc bốc xếp và nằm an toàn trên boong tàu. Đặc biệt, trong vận tải biển ngày hàng lên tàu được xem là ngày giao hàng và thông tin này cũng được ghi rất cụ thể trên mặt vận đơn.

428

Shipper

 

Người giao hàng/ người bán

Thường sử dụng với B/L và AWB chỉ người bán hoặc người thay người bán giao hàng cho bên mua.

429

Shipping agent

 

Đại lý tàu biển

Là người được hãng tàu chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo uỷ thác tại cảng biển.

 

Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu.

430

Shipping documents

 

Chứng từ giao hàng

Chỉ các chứng từ liên  quan trực tiếp tới việc giao hàng như: Vận đơn, Invoice, Packing List…

431

Shipping mark/ Marking

 

Ký mã hiệu hàng hóa

Là một dấu hiệu riêng cho hàng hóa của nhà sản xuất hoặc của người gửi hàng để người nhận hàng có thể nhận biết hàng của mình dễ dàng.

 

Đối với người vận chuyển thì đây là dấu hiệu để quản lý được việc vận chuyển hàng đến đúng địa điểm theo yêu cầu của người gửi hàng.

432

Shipping note

 

Phiếu gửi hàng

Là chı̉ thị củ a ngườ i gử i hàng cho công ty vận tải và cơ quan quả n lý cảng, cung ca□ p nhữ ng chi tie□ t  đa□ y đủ  ve□  hàng hoá đượ c gử i đe□ n cảng đe□ xe□ p lên tàu và nhữ ng chı̉ da□ n ca□ n thie□ t ve□ hàng hóa.

433

Short ton

ST

Tấn ngắn

Theo hệ đo lường của Mỹ,

 

 

 

 

 

 

1ST=907.18KG.

434

Shortage

 

Thiếu hàng

 

435

Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunicatio n

SWIFT

 

Là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.

 

SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code.

436

Specific Process

SP

Công đoạn gia công, chế biến cụ thể

Là tiêu chí xuất xứ quy định nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một Bên thành viên FTA.

437

Specifications

 

Thông tin (về hàng hóa)/ Mô tả hàng hóa

438

Standby L/C

 

Thư tín dụng dự phòng

Là L/C thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

–  Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.

–  Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.

–  Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

439

Statement of facts

 

Bản kê sự kiện

 

440

Stock

 

Hàng trong kho, cất hàng vào kho

441

Storage charge

 

Phí lưu bãi của cảng

Khi container lưu tại cảng quá thời gian quy định của cảng (thông thường là trước 7 ngày

– hàng xuất hay sau 7 ngày –

hàng nhập) kể từ ngày tàu cập cảng.

 

 

 

 

 

 

 

Phí Storage Charge được thu bởi cảng hoặc ICD nơi container được hạ bãi chờ xuất lên tàu ( hàng Xuất Khẩu) hoặc hạ bãi tại cảng nơi tàu cập (hàng Nhập Khẩu). Đôi khi phí này có thể được thu bởi hãng tàu.

442

Stowage plan = Cargo plan

 

Sơ đồ xếp hàng

Là bản vẽ mặt cắt theo chiều dọc của tàu biển cho biết vị trí của toàn bộ hàng hóa được sắp xếp trên tàu. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường dùng màu sắc khác nhau để phân biệt vị trí của những lô hàng có cùng một cảng trả hàng.

443

Straight B/L

 

Vận đơn đích danh

Vận đơn đích danh là vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng.

Chỉ người có tên ghi trên vận đơn mới nhận được hàng. Vận đơn đích danh không (lưu thông) chuyển nhượng được. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

 

Ví dụ, phần người nhận hàng trong vận đơn ghi: “Consignee: ABC Company” thì chỉ công ty này mới nhận được hàng.

444

Strike risk

 

Bảo hiểm đình công

Điều kiện bảo hiểm đình công.

445

Sub total

 

Tổng cộng phụ

Thường chỉ tổng giá trị các mặt hàng chưa tính đến các khoản như phí vận tải, phí bảo hiểm, phí chứng từ, giảm giá…

446

Subject matter insured

 

Đối tượng được bảo hiểm

Trong xuất nhập khẩu đối tượng được bảo hiểm chính là lô hàng được vận chuyển do người bán gửi cho người mua.

447

Subject to

 

Tuân theo/ Tùy theo

 

 

 

448

Subject to export license

 

Giao hàng khi có giấy phép xuất khẩu

449

Subject to shipping space available

 

Giao hàng khi có khoang tàu

 

450

Subject to the opening of L/C

 

Giao hàng sau khi nhận được L/C

451

Substantial Transformation

 

Tiêu chí chuyển đổi cơ bản

Xác định hàng hóa xuất xứ trong trường hợp quá trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ.

452

Suez Canal Shurcharge

 

Phụ phí kênh đào Suez

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

453

Supplement to The UCP for Electronic Presentation

e.UCP

 

Là bản phụ trương của UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử trong phương thức thanh toán L/C.

454

Supplier

 

Nhà cung cấp

Có thể là công ty trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc đơn giản là công ty phân phối sản phẩm.

 

Trong xuất nhập khẩu các công ty thường cố gắng mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để cắt bớt trung gian và giảm giá thành sản phẩm.

455

Supply

 

Cung cấp

 

456

Surrendered Bill

 

Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi

Là Vận đơn đường biển bản gốc được đóng dấu SURRENDERED với ý nghĩa ĐÃ THU HỒI BẢN GỐC, dùng

để thay thế Vận đơn gốc trong những trường hợp thời gian vận tải quá ngắn.

457

SWIFT code (BIC code)

SWIFT code

Mã định dạng ngân hàng

Là mã hệ thống SWIFT quy định cho từng ngân hàng để từ

đó giao dịch với thị trường

 

 

 

 

 

 

liên ngân hàng.

458

Tare weight

 

Trọng lượng vỏ container

Là trọng lượng của công cụ chứa hàng chuyên chở như: Hòm, kiện, sọt, container,… Trong chuyên chở hàng có bao bì thông thường, người vận tải sẽ thu cước phí theo tổng trọng lượng hàng hóa bao gồm trong đó là trọng lượng bao bì. Nhưng trong chuyên chở hàng bằng container, người vận tải sẽ thu cước theo trọng lượng tịnh của hàng hóa, có nghĩa là trừ đi trọng lượng của container.

459

Tariff

 

Thuế quan

Là một khoản thuế đánh vào hàng hóa di chuyển từ một khu vực hải quan này tới khu vực hải quan khác vì mục đích bảo hộ hoặc tăng thu nhập thuế.

 

Thuế quan làm tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu, vì vậy làm cho chúng nói chung có ít khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường nước nhập  khẩu trừ khi nước nhập khẩu không sản xuất loại hàng bị đánh thuế náy.

460

Telegraphic Transfer Reimbursement

TTR

 

Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (sử dụng trong thanh toán bằng L/C) cho phép ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện.

461

Telex release

 

Điện giải phóng hàng

Là thông báo từ hãng tàu cho đại lý tại cảng đến khi sử dụng Surrendered Bill.

462

Telex Transfer = Telegraphic Transfer

T/T

Chuyển tiền bằng điện

Là hình thức trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) mà trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện

thông qua mạng viễn thông

 

 

 

 

 

 

như SWIFT mà ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.

463

Temporary import- export

 

Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

464

Terminal

 

Bến

Bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không.

465

Terminal handling Charges

THC

Phí xếp dỡ tại cảng

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng)

466

The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits

UCP

 

Là Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ – một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng.

467

Third Original

 

Bản gốc thứ ba

Thường sử dụng để phân biệt 3 bản gốc của Vận đơn đường biển.

468

Third Party Bill of Lading

 

Vận đơn của bên thứ ba

Là vận đơn mà trên đó ghi người hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng mà là một người khác. Vận đơn này thường được sử dụng trong buôn bán qua trung gian. Nếu

L/C có quy định chấp nhận cả

 

 

 

 

 

 

vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C

469

Third party documents

 

Chứng từ do bên thứ ba phát hành

Sử dụng trong trường hợp bên mua cho phép bên thứ ba (không phải bên bán trực tiếp) phát hành chứng từ.

470

Through B/L

 

Vận đơn chở suốt

Là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian trong quá trình vận tải.

471

Time Charter

 

Thuê tàu định hạn

Là cách thuê trọn con tàu: – Lấy thời hạn thuê làm cơ sở (định hạn). – Tàu được giao cho người thuê sử dụng cho đến lúc kết thúc thời hạn sẽ đươc hoàn trả cho chủ tàu. – Cước định hạn được tính theo tấn trọng tải/tháng của con tàu và thông thường được trả trước, bất kể lượng hàng được chở như thế nào.

472

Time sheet = Layday Statement

 

Bảng tính thưởng phạt bốc dỡ

Là bảng tính thời gian sử dụng vào việc bốc hoặc dỡ hàng để tính thưởng phạt trong đó có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng và người thuê tàu hay đại diện của họ

473

To order Endorsement

 

Ký hậu theo lệnh

Là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Người ký hậu chỉ cần ghi câu “trả theo lệnh ông X” và ký tên.

 

Như vậy, người hưởng lợi chưa được quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý của ông X. Nếu ông X ra lệnh trả cho một ng ười khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi, nếu ông X im lặng thì người

 

 

 

 

 

 

hưỏng lợi đương nhiên là ông X.

474

Tolerance (% more or less)

 

Dung sai hoặc chênh lệch cho phép

Cho phép giao hàng thừa hoặc thiếu so với số lượng ban đầu trong hợp đồng mà không bị xem là vi phạm hợp đồng.

475

Total loss

 

Tổn thất toàn bộ

Là tổn thất xảy ra với toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng hay thiệt hại ở mức hoàn toàn. Có hai loại tổn thất toàn bộ là:

 

–  Tổn thất toàn bộ thực tế: Là dạng tổn thất mà đối tượng bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng nghiêm trọng không còn hình dạng như ban đầu hoặc người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm

 

–  Tổn thất toàn bộ ước tính: Là tổn thất của đối tượng bảo hiểm chưa ở mức hoàn toàn nhưng xét thấy tổn thất toàn bộ là không tránh khỏi hoặc có thể tránh được nhưng chi phí để cứu chữa, khôi phục, hay đưa đối tượng bảo hiểm về nơi đích thì ngang bằng hoặc vượt quá giá trị của nó.

476

Trade balance

 

Cán cân thương mại

Là những số liệu ghi lại thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

477

Transferable L/C

 

Thư tín dụng chuyển nhượng

Là loại thư tín dụng không hủy ngang, trong đó Ngân hàng phát hành cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng một

phần hoặc toàn bộ giá trị thư

 

 

 

 

 

 

tín dụng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai.

478

Transferring Bank

 

Ngân hàng chuyển nhượng

Là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng L/C (thường chính là ngân hàng phát hành L/C).

479

Transhipment

 

Chuyển tải

Là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.

480

Transhipment

 

Chuyển tải

Là việc hàng hóa được vận chuyển bằng hai phương tiện vận tải trở lên từ điểm đi tới điểm đến. Trong vận tải

biển lô hàng được chuyển tải từ con tàu này sang con tàu khác để đi tiếp hành trình; trong vận tải đa phương thức lô hàng được chuyển tải từ phương tiện đường bộ/ đường sắt sang phương tiện đưởng biển để đi tiếp hành trình.

481

Transit time

 

Thời gian trung chuyển

Là thời gian được dùng để chuyển đổi hàng hóa/container từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác.

482

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

 

TPP là một Hiệp định thương

 

 

 

 

 

 

mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam).

 

Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức vào, hiện tại các nước thành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

483

Transshipment allowed

 

 

Hàng hóa được cho phép chuyển tải.

484

Trial order

 

Đơn đặt hàng thử

Đơn hàng đầu tiên bên mua thường mua với số lượng ít và bên bán bán với giá cả tốt để mở đầu việc hợp tác giữa hai bên.

485

Triplicate

 

Ba bản gốc/ Bản gốc thứ 3

Sử dụng với ý nghĩa phát hành 3 bản gốc như nhau hoặc đây là bản gốc thứ 3 để phân biệt với các bản gốc khác.

486

Trucking

 

Phí vận tải nội địa

Chi phí cho chặng vận tải nội địa từ kho ra cảng hoặc từ cảng về kho, thường sử dụng xe tải (truck) để chuyên chở.

487

Twenty-foot Equivalent Units

TEU

Đơn vị container

TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng)

× 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Sức chứa côngtenơ của tàu, cảng… được đo theo TEU đơn vị tương đương 20 foot.

488

Unclean

 

Không hoàn hảo/ Không sạch

Unclean Bill of Lading là vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa nghĩa là hàng được bốc

lên tàu với tình trạng không

 

 

 

 

 

 

tốt như: bị rách, bị ướt, bị bẹp.

489

Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements Under Documentary Credit

URR

Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ

490

Uniform Rules for Collection

URC

Quy tắc thống nhất về nhờ thu

 

491

Unit price

 

Đơn giá

Giá của một đơn vị sản phẩm.

492

Usance Bill/ Time bill

 

Hối phiếu có kỳ hạn

Còn gọi là Hối phiếu trả sau.

 

Người ký phát hối phiếu có thể quy định thời hạn thanh toán hối phiếu theo các cách sau: trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, hay trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày giao hàng, hay trả tại 1 ngày cụ thể trong tương lai… Các hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận nếu cần.

493

Validity

 

Thời hạn hiệu lực

Chỉ thời hạn mà các nội dung trên chứng từ có hiệu lực pháp lý.

494

Vendor

 

Nhà phân phối

 

495

Vessel

 

Tàu biển

Là tàu lớn (tàu mẹ) nhận hàng vận chuyển tuyến đường chính và xuất phát từ cảng trung chuyển hoặc cảng nhận hàng đầu tiên. Có những trường hợp không cần tàu trung chuyển thì Pre Carriage cũng chính là Vessel.

496

Veterinary Certificate

 

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Với hàng xuất nhập khẩu có nguồn gốc động vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nội địa hoặc đi ra nước ngoài.

 

Sau khi được cơ quan chức

 

 

 

 

 

 

năng tiến hành kiểm dịch lô hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

497

Viet Nam-Israel Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 2/12/2015. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

498

Vietnam

VCFTA

Chile Free Trade Agreement – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –

Chi lê

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Chile được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

 

 

 

 

FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư…Đây cũng là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia ở khu vực châu Mỹ.

499

Vietnam

EVFTA

EU Free Trade Agreement – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

 

 

 

 

Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

500

Vietnam – Korea Free Trade Agreement

VKFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

Đàm phán VKFTA được chính thức khởi động tại Hà Nội vào ngày 6/8/2012. Sau 9 phiên

 

 

 

 

 

 

đàm phán chính thức, ngày 10/12/2014, nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc, Chính phủ hai nước đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Ngày 4/5/2015 tại Hà Nội, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết hiệp định.

501

Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System

VNACCS

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động

Việc ứng dụng Hệ thống thông quan hiện đại này làm thay đổi căn bản phương thức quản lí của Hải quan Việt Nam từ thủ công sang việc dựa trên ứng dụng các phần mềm điện tử để nâng cao hiệu quả quản lí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

 

Phần mềm khai hải quan điện tử được sử dụng rộng rãi nhất là ECUS của công ty ThaiSon.Vn.

502

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.

 

Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.

503

Vietnam International Arbitration Centre

VIAC

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

 

 

504

Vietnam Japan Economic Partnership Agreement

VJEPA

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.

 

Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

505

Vietnam-Eurasia Economic Union Free Trade Agreement

VN-EAEU FTA

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu

Hiệp định Thương mại tự

do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên (sau đây viết tắt là Hiệp định VN-EAEU FTA) ký ngày 29 tháng 5 năm 2015 tại Bu-ra-bai, Cộng hòa Ca-dắc- xtan và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.

506

Volume weight

 

Trọng lượng thể tích

Là trọng lượng của lô hàng được tính theo 1 tỷ lệ từ thể tích của lô hàng. Trọng lượng thể tích được sử dụng khi vận tải bằng đường hàng không để hạn chế những lô hàng có khối lượng nhỏ nhưng thể tích cồng kềnh.

507

Voluntary Export Restraints

VERs

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp

dụng biện pháp trả đũa kiên

 

 

 

 

 

 

quyết.

508

Voyage charter

 

Phương thức thuê tàu chuyến

Là phương thức mà chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.

509

Voyage charter party

 

Hợp đồng thuê tàu chuyến

 

510

Voyage No.

 

Số chuyến tàu

Là mã số của mỗi chuyến

tàu được ghi cụ thể bên cạnh tên tàu (Vessel name) trên vận đơn đường biển.

511

War risk

 

Bảo hiểm chiến tranh

 

512

War Risk Surcharge

WRS

Phụ phí chiến tranh

Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…

513

Warehouse

 

Nhà kho

Nơi chứa đựng, lưu giữ hàng hóa.

514

Warranty

 

Bảo hành

Một điều khoản trong hợp đồng, nêu lên cách thức và thời gian giải quyết bồi thường của người bán đối với người mua trong trường hợp chất lượng hàng hóa không được đảm bảo theo quy

định của hợp đồng.

515

Wholly Obtained

WO

Xuất xứ thuần túy

Là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.

516

Without Recourse Endorsement

 

Ký hậu miễn truy đòi

Là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu “trả theo lệnh ông X, miễn truy đòi” và ký tên.

 

Đối với loại ký hậu này, trong trường hợp này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông X không được truy đòi lại

 

 

 

 

 

 

tiền của người ký hậu trực tiếp của mình.

517

World Trade Organization

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Geneve, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

518

X-ray charges

 

Phụ phí máy soi

Phí sử dụng máy soi X-ray để phát hiện hàng mất an toàn.

 

 

PHẦN III: THUẬT NGỮ VIỆT-ANH

1.1.9.                        A-B-C-D

TT      Tiếng Việt           Tiếng Anh           Viết tắt           Định nghĩa

 

1

Ba bản gốc/ Bản gốc thứ 3

Triplicate

 

Sử dụng với ý nghĩa phát hành 3 bản gốc như nhau hoặc đây là bản gốc thứ 3 để phân biệt với các bản gốc khác.

2

Bãi container

Container yard

CY

Là khu vực lưu giữ và bảo quản các container rỗng. Hoặc đóng vai trò là một cảng để doanh nghiệp bốc dỡ container nhập khẩu hoặc xếp hàng lên tàu xuất khẩu. Đối với các công ty logistics đây là một nơi hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận tải quốc tế.

 

Trong vận chuyển container, người ta thường dùng ngắn gọn CY/CY để chỉ trách nhiệm của Người vận chuyển là từ bãi container tại nơi đi đến bãi container tại nơi đến.

3

Bản gốc

Original

 

Với một số chứng từ trong nghiệp vụ Xuất nhập khẩu thì bản gốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà bản sao không thể thay thế được.

 

Ví dụ: người mua bắt buộc phải xuất trình Vận đơn bản gốc cho đại lý hãng tàu để nhận hàng hoặc bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) bản gốc để được hưởng ưu đãi thuế nhập  khẩu…

 

 

4

Bản gốc đầu tiên

First Original

 

Thường sử dụng để phân biệt 3 bản gốc của Vận đơn đường biển.

5

Bản gốc thứ ba

Third Original

 

Thường sử dụng để phân biệt 3 bản gốc của Vận đơn đường biển.

6

Bản gốc thứ hai

Second Original

 

Thường sử dụng để phân biệt 3 bản gốc của Vận đơn đường biển.

7

Bản kê sự kiện

Statement of facts

 

 

8

Bản lược khai hàng hóa

Manifest

 

Là bản liệt kê tóm tắt về hàng hoá đã xếp lên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau, do đại lý tàu tại cảng xếp hàng lập, căn cứ vào vận đơn đã xếp hàng.

9

Bản nháp

Draft

 

Chứng từ chưa được phát hành chính thức mà chỉ được soạn thảo để kiểm tra.

10

Bản nháp (vận đơn)

Proof read copy

 

Là bản vận đơn nháp để người gửi hàng đọc và kiểm tra lại trước khi phát hành vận đơn chính thức.

11

Bản sao

Carbon copy

CC

Sử dụng tính năng CC để gửi thư điện tử cho nhiều người nhận cùng lúc và những người này có thể xem được danh sách những địa chỉ email cùng được nhận thư này.

12

Bản sao không nhìn thấy

Blind Carbon Copy

BCC

Sử dụng tính năng BCC để gửi thư điện tử cho nhiều người nhận cùng lúc những người được thêm trong BCC không thể xem được danh sách những địa chỉ email cũng được nhận email này. Nghĩa người nhận không hề biết có người khác cũng nhận được email này như mình.

13

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Material safety data sheet

MSDS

Là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các

thuộc tính của một hóa chất cụ

 

 

 

 

 

 

thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó (không kể là dài hạn hay ngắn hạn) các trình tự để làm việc với hóa chất một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của hóa chất.

 

Trong xuất nhập khẩu, MSDS rất quan trọng với những lô hàng hóa chất để phục vụ việc vận tải và làm thủ tục thông quan.

14

Bảng tính thưởng phạt bốc dỡ

Time sheet = Layday Statement

 

Là bảng tính thời gian sử dụng vào việc bốc hoặc dỡ hàng để tính thưởng phạt trong đó có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng và người thuê tàu hay đại diện của họ

15

Bao bì thương phẩm của hàng hóa

 

Là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:

a)  Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;

b)  Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp;

16

Báo giá

Quotation

 

Là văn bản người bán gửi đến người mua tiềm năng ghi rõ các thông tin liên quan đến hàng hóa mà người bán có khả năng cung cấp bao gồm: Tên hàng, số lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán…

17

Báo giá/ Cung cấp

Offer = Quotation

 

 

18

Bảo hành

Warranty

 

Một điều khoản trong hợp đồng, nêu lên cách thức và

 

 

 

 

 

 

thời gian giải quyết bồi thường của người bán đối với người mua trong trường hợp chất lượng hàng hóa không được đảm bảo theo quy

định của hợp đồng.

19

Bảo hiểm chiến tranh

War risk

 

 

20

Bảo hiểm đình công

Strike risk

 

Điều kiện bảo hiểm đình công.

21

Bảo hiểm mọi rủi ro

All risks

 

Là điều kiện bảo hiểm rộng nhất và theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm (thiên tai, tai nan của biển, rủi ro phụ khác…) nhưng loại trừ các trường hợp: Chiến tranh, đình công.

22

Bảo lãnh (Hối phiếu)

Aval

 

Là một sự cam kết của người thứ ba (người bảo lãnh) về việc trả tiền cho người hưởng lợi (người nhận bảo lãnh) khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền (người được bảo lãnh) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “bảo lãnh” (aval) vào mặt trước hoặc mặt sau của hối phiếu, và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu.

23

Bảo lãnh tiền thuế điện tử

 

 

Là hình thức phát hành thư bảo lãnh thuế của ngân hàng bằng phương thức truyền nhận dữ liệu thông điệp bảo lãnh tiền thuế thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.

24

Bến

Terminal

 

Bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không.

 

 

25

Bên được thông báo

Notify party

 

Là người được nhận thông báo từ đại lý hãng tàu khi tàu đã cập cảng đến. Notify party có thể là người nhận hàng (consignee) cũng có thể không phải là người nhận hàng.

26

Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng

Cargo Outturn Report

COR

Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.

27

Biên bản kết toán nhận hàng

Report on Receipt of cargos

ROROC

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ cho một tàu, xí nghiệp cảng phải cùng với tàu ký kết một biên bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận gọi là biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

 

Để làm được biên bản này, trong quá trình xếp dỡ, nhân viên giao nận của cảng phải cùng nhiều kiểm kiện của tàu (Ship’s Tallyman) theo dõi và cùng nhau ghi chép trên các “phiếu kiểm kiện”. Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, người ta tổng hợp những phiếu này để lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

28

Biên lai thuyền phó

Mates receipt

 

Là chứng từ do thuyền phó phụ trách về việc gử i hàng ca□ p cho ngườ i gử i hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng.

 

Việc ca□ p biên lai thuye□ n phó là một sự thừ a nhận ra□ ng hàng đã đượ c xe□ p xuo□ ng tàu đa□ y đủ ,

đã được xử lý một cách thích

 

 

 

 

 

 

hợp và cẩn thận.

29

Bồi hoàn

Reimbursement

 

Là việc thanh toán giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng phát hành trong thanh toán bằng L/C, ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả tiền sau khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ.

30

C/O ưu đãi

 

 

Là các loại C/O được quy định trong các Hiệp định khu vực thương mại tự do, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và các Hiệp định hai bên hoặc nhiều bên khác có quy định việc cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.

31

Cảm kích, đánh giá cao, biết ơn

Appreciate

 

 

32

Cán cân thương mại

Trade balance

 

Là những số liệu ghi lại thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

33

Cảng bốc hàng

Port of loading

 

Là cảng thuộc nước xuất khẩu nơi lô hàng bắt đầu chặng vận tải quốc tế.

34

Cảng container

Container port

 

 

35

Cảng dỡ hàng

Port of discharge

 

Là cảng thuộc nước nhập khẩu nơi lô hàng kết thúc chặng vận tải quốc tế.

36

Càng sớm càng tốt

As soon as possible

asap

 

37

Cầu tàu

Quay

 

Nơi diễn ra việc bốc dỡ hàng hóa giữa cảng và tàu.

38

Chấn nhận

Accept

 

 

39

Chất lượng

Quality

 

Một điều khoản trong hợp đồng, nêu lên phẩm chất, tính

chất của hàng hóa (ví dụ: loại

 

 

 

 

 

 

A, mới 100%…)

40

Chất lượng còn lại (tính theo %) so với chất lượng ban đầu

 

Là mức độ đạt được của các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng so với các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ khi chưa sử dụng (mới 100%).

41

Chi nhánh

Branch

 

 

42

Chỉ thị nhờ thu/ Lệnh nhờ thu

Collection Instruction = Collection order

Là văn bản do người xuất khẩu lập gửi tới ngân hàng của mình để ủy thác ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu sau khi đã giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán hoàn chỉnh. Đây là cơ sở để ngân hàng thay mặt người xuất khẩu đòi tiền ở người nhập khẩu thông qua ngân hàng nước ngoài.

43

Chiết khấu

Negotiation

 

Là một hình thức cấp tín dụng thông qua việc ứng trước một khoản tiền cho nhà xuất khẩu trên cơ sở giá trị Bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C được người xuất khẩu xuất trình hoặc bộ chứng từ không phù hợp nhưng được ngân hàng phát hành chấp nhận.

44

Chile Free Trade Agreement – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chi lê

Vietnam

VCFTA

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Chile được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

 

FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư…Đây cũng là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia ở khu vực châu Mỹ.

45

Chính thức

Official

 

 

 

 

46

Chủ tàu

Ship owner

 

Là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tàu.

47

Chứng chỉ chất lượng

 

 

Chứng chỉ chất lượng bao gồm:

a)  Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận;

b)  Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận;

c)  Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản lý.

48

Chung container

Co-loader

 

Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều trường hợp chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp.

 

Trên thị trường hiện nay hầu hết những người sale hàng lẻ thường thông qua các công ty FWD. Sale hàng lẻ được gọi là những người gom hàng. Như vậy khi 1 khách hàng book qua FWD thì FWD phải book lên consolidate, việc này đã coload lên 1 lần. Nếu 1 khách hàng book hàng qua FWD1

sau đó FWD1 book sang

 

 

 

 

 

 

FWD2, rồi FWD2 mới book lên consolidate thì đã coload 2 lần. Như vậy, LCL co-loader là hàng lẻ phải chuyển tải sang container khác để đi tới cảng đích.

49

Chứng từ điện tử

 

 

Là thông tin khai, kết quả xử lý, thông báo được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.

50

Chứng từ do bên thứ ba phát hành

Third party documents

 

Sử dụng trong trường hợp bên mua cho phép bên thứ ba (không phải bên bán trực tiếp) phát hành chứng từ.

51

Chứng từ giao hàng

Delivery Document

 

(cách viết khác của Shipping Documents)

52

Chứng từ giao hàng

Shipping documents

 

Chỉ các chứng từ liên quan trực tiếp tới việc giao hàng như: Vận đơn, Invoice, Packing List…

53

Chứng từ sở hữu hàng hóa

Document of title

 

 

54

Chứng từ yêu cầu

Documents required

 

Liệt kê các chứng từ mà bên mua yêu cầu bên bán cung cấp cùng với lô hàng.

55

Chuyển đổi mã số hàng hóa

Change in Tariff Classification

CTC

Là tiêu chí xuất xứ yêu cầu mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của các nguyên liệu đầu vào ở cấp 2 số, 4 số hoặc 6 số tùy vào mặt hàng cụ thể.

56

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp chương)

Change in Chapter

CC

Là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số.

57

Chuyển đổi mã số

Change in Tariff

CTH

Là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm

 

 

 

hàng hóa (cấp nhóm)

Heading

 

nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra  sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số.

58

Chuyển đổi mã số hàng hóa (cấp phân nhóm)

Change in Tariff Sub-Heading

CTSH

Là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số.

59

Chuyển khẩu/ Chuyển cửa khẩu

 

 

Là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.

60

Chuyển tải

Transhipment

 

Là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.

61

Chuyển tải

Transhipment

 

Là việc hàng hóa được vận chuyển bằng hai phương tiện vận tải trở lên từ điểm đi tới điểm đến. Trong vận tải

biển lô hàng được chuyển tải từ con tàu này sang con tàu khác để đi tiếp hành trình; trong vận tải đa phương thức lô hàng được chuyển tải từ phương tiện đường bộ/

đường sắt sang phương tiện

 

 

 

 

 

 

đưởng biển để đi tiếp hành trình.

62

Chuyển tiền bằng điện

Telex Transfer = Telegraphic Transfer

T/T

Là hình thức trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) mà trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện thông qua mạng viễn thông như SWIFT mà ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.

63

Chuyển tiền bằng thư

Mail Transfer

M/T

Là hình thức trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) mà trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.

64

Cơ chế một cửa quốc gia

 

 

Là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

65

Cơ chế một cửa quốc gia

Nation single window

NSW

Là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp.

 

 

 

 

 

 

Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

66

Có giá trị tại

Available with…

 

Việc thư tín dụng có giá trị tại đâu nghĩa là người thụ hưởng có thể tiến hành chiết khấu bộ chứng từ theo L/C tại đó để nhận tiền trước thời hạn thanh toán của L/C.

 

41D: AVAILABLE WITH

ANY BANK BY NEGOTIATION

67

Có thể chuyển nhượng được

Negotiable

 

Là một đặc tính của các giấy tờ có giá (vận đơn, đơn bảo hiểm, hối phiếu…) có thể chuyển quyền sở hữu hoặc thụ hưởng cho người khác bằng cách trao tay hoặc ký hậu.

68

Công đoạn gia công, chế biến cụ thể

Specific Process

SP

Là tiêu chí xuất xứ quy định nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một Bên thành viên FTA.

69

Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá

 

Là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

70

Cộng gộp thông thường

Accumulation

 

Nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể quy định cho nguyên liệu đó thì sẽ được cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

71

Cộng gộp toàn bộ

Full Cumulation

 

Cho phép nguyên liệu không nhất thiết phải đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ dành cho nguyên liệu đó. Nguyên liệu có thể đáp ứng một phần của tiêu

chí xuất xứ (ví dụ không thể

 

 

 

 

 

 

đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí RVC 19%) nhưng vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

72

Cộng gộp từng phần

Partial Cumulation

 

Cho phép nếu nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thì áp dụng cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu; nếu nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20 đến 39% thì được cộng gộp đúng số phần trăm thực tế trong khoảng từ 20 đến 39% đó vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hóa.

73

Cổng thông tin một cửa quốc gia

 

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP là một hệ thống thông tin tích hợp bao gồm hệ thống thông quan của cơ quan hải quan, hệ thống thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ, các hệ thống công nghệ thông tin khác (sau đây gọi là các hệ thống xử lý chuyên ngành).

74

Container

Container

 

Là công cụ vận tải có những đặc điểm: Phù hợp cho việc sử dụng lại; – Có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải; Cho phép xếp dỡ thuận tiện; Dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng; Thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối.

 

Về kích thước có 3 loại container cơ bản: 20’DC: dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m; 40’DC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m; 40’HC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m.

75

Container bách hóa

Dry container

DC

(cách viết khác của GP container – Container bách

 

 

 

 

 

 

hóa.)

76

Container bách hóa

General Purpose Container

GP

Container thường, chuyên chở những loại hàng bách hoá thường.

77

Container cao

High cube container

HC

Loại container có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”).

78

Core Banking

Core Banking

 

Là một phần mềm hệ thống về ngân hàng lõi, hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng…, hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng, là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.

79

Cửa hàng miễn thuế

Duty Free Shop

 

Là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

80

Cửa hàng miễn thuế

Duty-free shop

 

Cửa hàng miễn thuế là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

81

Cung cấp

Supply

 

 

82

Cước biển

Ocean freight

 

Là cước vận tải đường biển do hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu thu của người thuê tàu. Mức cước được tính theo thể tích (Volume) của lô hàng.

83

Cước hàng không

Air freight

 

Là cước vận tải đường hàng không do hãng hàng không hoặc đại lý thu của người thuê dịch vụ vận tải. Mức cước được tính theo khối lượng (Weight) của lô hàng.

 

 

84

Cước phí theo thỏa thuận

Freight as arranged

 

Nghĩa là cước phí được trả theo thỏa thuận giữa người thuê tàu và người vận tải (không ghi chi tiết số tiền cước cho bên thứ 3 biết).

85

Cước phí trả sau

Freight to collect

COLLECT

Hãng vận tải sẽ phải thu tiền cước từ người nhận hàng (người nhập khẩu) tại cảng đến, thường sử dụng khi xuất nhập khẩu theo điều kiện giao hàng FOB, FCA, EXW…

86

Cước phí trả tới

Carriage paid to

CPT

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa

thuận, người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.

87

Cước phí trả trước

Freight prepaid

PREPAID

Hãng vận tải đã thu tiền cước từ người gửi hàng (người xuất khẩu) tại cảng đi, thường sử dụng khi xuất nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF, CFR…

88

Cước phí và bảo hiểm trả tới

Carriage and Insurance paid to

CIP

Người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận, ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định.

 

Người bán cũng phải ký hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải.

89

Cước vận tải

Freight

 

Là chi phí hãng vận tải thu khi nhận chuyên chở hàng hóa.

Phí này tính theo thể tích khi vận tải bằng đường biển và tính theo trọng lượng khi vận tải bằng đường hàng không.

90

Đã bốc hàng lên tàu

Laden on board

 

 

 

 

91

Đã bốc hàng lên tàu hoàn hảo

Clean on board

 

Hàng hóa đã được bốc lên tàu với tình trạng tốt.

92

Đại diện

Represent

 

 

93

Đại diện/ Thay mặt cho

On behalf of

 

Thường chỉ người đại diện cho công ty nào/ tổ chức nào.

94

Đại lý tàu biển

Shipping agent

 

Là người được hãng tàu chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo uỷ thác tại cảng biển.

 

Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu.

95

Đại lý ưu tiên

 

 

Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý làm thủ tụ c hải quan đượ c cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

96

Đãi ngộ tối huệ quốc

Most Favoured Nation

MFN

Là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.

97

Đăng ký tờ khai nhập khẩu

IDC

IDC

Nghiệp vụ IDC sử dụng để: Gọi ra màn hình ‘‘thông tin đăng

 

 

 

 

 

 

ký tờ khai nhập khẩu IDC’’ do hệ thống phản hồi cho người khai sau khi người khai thực hiện xong nghiệp vụ IDA (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử VNACCS).

98

Đăng ký tờ khai xuất khẩu

 

EDC

Gọi ra màn hình ‘‘Thông tin đăng ký tờ khai xuất khẩu EDC’’ do hệ thống phản hồi cho người khai sau khi người khai thực hiện xong nghiệp vụ EDA (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử VNACCS).

99

Đang vận chuyển

in transit

 

Hàng hóa đang trong quá trình vận tải, đang trên hành trình.

100

Danh tiếng

Reputation

 

 

101

Đặt hàng

Place order

 

 

102

Đặt hàng số lượng lớn

Bulk order

 

 

103

Đặt hàng thử

Place trial order

 

 

104

Đặt hàng/ Đơn đặt hàng

Order

 

Trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh hàng hóa thì order có nghĩa là đặt hàng.

105

Đấu giá quốc tế

International Auction

 

 

106

Đấu thầu hạn chế

Limited tender

 

 

107

Đấu thầu quốc tế

International Tender

 

 

108

Dây chuyền công nghệ

 

 

Là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt theo sơ đồ, quy trình công nghệ bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất sản phẩm.

109

Đề nghị báo giá

Request for Quotation = Inquiry

RFQ

 

110

Địa điểm nhận hàng để chở

Place of Receipt

 

Là nơi nhận hàng xuất khẩu đầu tiên của hãng tàu. Khi nhà

 

 

 

 

 

 

xuất khẩu book tàu cho hàng xuất có quyền yêu cầu nơi hạ cont tại cảng xuất khẩu sau khi đóng hàng để thuận lợi cho doanh nghiệp hơn (và nơi này phải có trong danh sách của hãng tàu). Khi xin hạ tại đâu thì Place of Receipt ở đó.

111

Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung

Là khu vực tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; có chức năng lưu giữ, bảo quản hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để chờ làm thủ tục hải quan.

112

Địa điểm thu gom hàng lẻ

Container Freight Station

CFS

Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.

113

Địa điểm xuất trình

Place of presentation

 

Là địa điểm (ngân hàng) mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

114

Dịch vụ hậu cần

Logistics

 

Là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ ký mã hiệu, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.

115

Điểm thông quan nội địa

Inland Container Depot

ICD

Là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

116

Điện chuyển tiền

Bank slip

 

Giấy tờ do ngân hàng gửi cho bên mua ghi nhận việc chuyển tiền cho bên bán đã hoàn thành

117

Điện giải phóng hàng

Telex release

 

Là thông báo từ hãng tàu cho đại lý tại cảng đến khi sử dụng

 

 

 

 

 

 

Surrendered Bill.

118

Điều kiện bảo hiểm

Institute cargo clause

 

Chỉ các điều kiện A, B, C trong bộ điều kiện bảo hiểm.

119

Điều kiện thương mại quốc tế

International Commercial Terms

Incoterms

Là bộ quy tắc do phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế.

 

Incoterms phân chia trách nhiệm về chi phí và rủi ro giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

120

Định lượng của hàng hóa

 

 

Là lượng hàng hóa được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa.

121

Doanh nghiệp chế xuất (DNCX)

Processing enterprise

 

Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

122

Doanh nghiệp ưu tiên

 

 

Bắt đầu từ năm 2013 khái niệm Doanh nghiệp ưu tiên được đưa vào thực tế hoạt động Khai báo hải quan tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi được công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên.

123

Đối tượng được bảo hiểm

Subject matter insured

 

Trong xuất nhập khẩu đối tượng được bảo hiểm chính là lô hàng được vận chuyển do người bán gửi cho người mua.

124

Đơn bảo hiểm

Insurance policy

 

Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.

 

Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người

 

 

 

 

 

 

ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.

125

Đơn đặt hàng

Purchase Order

P/O

Là văn bản người mua gửi cho người bán xác nhận việc mua hàng.

126

Đơn đặt hàng thử

Trial order

 

Đơn hàng đầu tiên bên mua thường mua với số lượng ít và bên bán bán với giá cả tốt để mở đầu việc hợp tác giữa hai bên.

127

Đơn giá

Unit price

 

Giá của một đơn vị sản phẩm.

128

Đơn ủy thác mua hàng

Ident

 

 

129

Đơn vị container

Twenty-foot Equivalent Units

TEU

TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng)

× 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Sức chứa côngtenơ của tàu, cảng… được đo theo TEU đơn vị tương đương 20 foot.

130

Đơn yêu cầu nhờ thu

Application for Collection

 

Là chứng từ do người xuất khẩu lập gửi tới ngân hàng của mình để ủy thác ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu sau khi đã giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán hoàn chỉnh. Đây là cơ sở để ngân hàng thay mặt người xuất khẩu đòi tiền ở người nhập khẩu thông qua ngân hàng nước ngoài.

131

Đơn yêu cầu phát hành L/C

Application for Documentary Credit

 

Là đơn do người nhập khẩu gửi ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng phát hành Thư tín dụng dựa trên hợp

đồng ngoại thương đã được ký

 

 

 

 

 

 

kết trước đó.

132

Đóng gói

Packing

 

Là việc đóng gói khi hiểu rõ đặc tính của loại hàng hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu trong quá trình vận chuyển, vừa đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.

133

Dự án ưu tiên

 

 

Là dự án đa□ u tư trọng đie□ m đượ c Thủ tướ ng Chı́nh phủ cho ý kiến trướ c khi ca□ p phép đa□ u tư đang trong giai đoạn xây dự ng cơ bản và đượ c cơ quan hải quan cô ng nhận áp dụ ng che□ độ ưu tiên.

134

Dung sai hoặc chênh lệch cho phép

Tolerance (% more or less)

 

Cho phép giao hàng thừa hoặc thiếu so với số lượng ban đầu trong hợp đồng mà không bị xem là vi phạm hợp đồng.

 

 

1.1.10.                   E-F-G-H

 

 

135

EU Free Trade Agreement – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu

Vietnam

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

 

Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự

kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ

 

 

 

 

 

 

năm 2018.

136

File đính kèm email

Attachment

 

(sử dụng trong email)

137

Ghi nhãn hàng hóa

 

 

Là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

138

Giá bán lẻ

Retail price

 

 

139

Gia công

Processing

 

Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

140

Giá trị bảo hiểm

Insured value

 

Là giá trị hàng hóa được mua bảo hiểm.

141

Giá trị hàng hóa được khai báo khi vận chuyển

Declared Value for Carriage

 

 

142

Giải phóng hàng

Cargo release

 

Thông tin về bên liên hệ để giải phóng hàng được ghi chi tiết trên vận đơn giúp cho người nhận hàng biết cần làm việc với ai để được nhận hàng.

143

Giải phóng hàng nhanh

Express release

 

Sử dụng khi phát hành Seaway bill.

144

Giảm giá/ Chiết khấu

Discount

 

Khoản giảm giá so với giá gốc mà bên bán ưu đãi dành cho bên mua.

145

Giám sát hải quan

 

 

Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của

pháp luật trong việc bảo quản,

 

 

 

 

 

 

lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.

146

Giao cho người chuyên chở

Free Carrier

FCA

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cở sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác.

 

Các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm đó.

147

Giao dọc mạn tàu

Free alongside Ship

FAS

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định.

 

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

148

Giao hàng

Delivery

 

 

149

Giao hàng đã nộp thuế

Delivered Duty Paid

DDP

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.

 

Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất

khẩu mà còn thông quan nhập

 

 

 

 

 

 

khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất và nhập khẩu.

150

Giao hàng khi có giấy phép xuất khẩu

Subject to export license

 

 

151

Giao hàng khi có khoang tàu

Subject to shipping space available

 

 

152

Giao hàng lên chuyến tàu đầu tiên

Shipment by first available steamer

 

 

153

Giao hàng sau khi nhận được L/C

Subject to the opening of L/C

 

 

154

Giao hàng tại xưởng

Ex Work

EXW

Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho, v.v…).

 

Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).

155

Giao hàng trên tàu

Free on Board

FOB

Người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy.

 

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.

156

Giao hàng từ cảng đến cảng

Port-to-port

 

Là chuyến vận tải được nhận để chở từ cảng này và giao hàng cho người nhận ở cảng kia (không nhận hàng trong nội địa nước xuất và không giao hàng trong nội địa nước nhập).

 

 

157

Giao hàng từ kho đến kho

Door-to-door

 

Là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ tay người giao, đến tay người nhận. Trách nhiệm của người vận tải bắt đầu từ kho của người xuất khẩu và kết thúc ở kho của người nhập khẩu.

158

Giao hàng từng phần

Partial shipment

 

Là việc chia số lượng hàng được mua bán để giao bằng nhiều chuyến vận tải khác nhau theo từng thời điểm cụ thể.

159

Giao hàng, gửi hàng, vận tải

Ship

 

 

160

Giao tại bến

Delivered at Terminal

DAT

Người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc tại nơi đến chỉ định.

 

“Bến” (terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến địa điểm đó.

161

Giao tại nơi đến

Delivered at Place

DAP

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

162

Giấy chứng nhận bảo hiểm

Insurance certificate

 

Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

 

 

 

 

 

 

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.

163

Giấy chứng nhận chất lượng

Certificate of Quality

C/Q

Là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.

164

Giấy chứng nhận hàng thiếu

Certificate of short landed cargo

CSC

Là giấy tờ được lập khi tàu giao thiếu hàng cho cảng

165

Giấy chứng nhận hun trùng

Fumigation Certificate

 

Giấy này được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng.

 

Một số mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cà phê, tiêu, điều…), các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt… Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.

166

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Veterinary Certificate

 

Với hàng xuất nhập khẩu có nguồn gốc động vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nội địa hoặc đi ra nước ngoài.

 

Sau khi được cơ quan chức năng tiến hành kiểm dịch lô hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

 

 

167

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Phytosanitary Certificate

 

Với hàng xuất nhập khẩu có nguồn gốc thực vật (nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi…), kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nội địa hoặc đi ra nước ngoài.

 

Sau khi được cơ quan chức năng tiến hành kiểm dịch lô hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

168

Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa

Certificate of Inspection

 

Đối với một số hàng hóa đặc thù như Thiết bị đo (Công tơ điện) hoặc Máy xét nghiệm máu. Khi tiến hành xuất nhập khẩu phải có giấy tờ chứng minh khả năng hoạt động của thiết bị gọi là Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa.

 

Giấy tờ này thường được cấp bởi các cơ quan được chính phủ chỉ định hoặc thừa nhận về khả năng kiểm định chất lượng gọi là các tổ chức kiểm định.

169

Giấy chứng nhận thực hành tốt bảo quản

Good Storage Practice

GSP

“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP: Good Storage Practices) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.

170

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Sanitary Certificate

 

Là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp.

 

 

171

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Certificate of Origin

C/O

Là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào từ đó giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu (nếu có).

172

Giấy ghi nợ

Debit Note

 

Thường sử dụng trong Xuất nhập khẩu khi người giao nhận (cty Forwarder) gửi bảng kê các khoản nợ cước và phụ phí vận tải cho công ty xuất nhập khẩu.

173

Giấy gửi hàng đường biển

Seaway Bill

 

Là bằng chứng xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển và xác nhận việc nhận hàng để xếp hoặc đã xếp bởi người chuyên chở.

 

Giấy gửi hàng đường biển được dùng để thay thế vận đơn, có các thông tin giống vận đơn đường biển nhưng chức năng và cách sử dụng rất khác biệt.

174

Giấy lưu cước

Booking Note = Booking confirmation

 

Là chứng từ do hãng vận tải hoặc người giao nhận phát hành, chứng minh đã dành chỗ cho lô hàng trên tàu.

175

Giấy lưu cước tàu chợ

Liner booking note

 

 

176

Giấy phép nhập khẩu

Import license

 

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai loại giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu tự động và giấy

 

 

 

 

 

 

phép nhập khẩu không tự động.

177

Giờ tàu cắt máng

Closing time

 

Là thời hạn cuối cùng mà người giao hàng phải thanh lý (giao) container cho cảng để cảng kịp bốc container lên tàu trước khi tàu rời cảng.

178

Giờ tàu cắt máng

Cut-off time

 

(cách viết khác của Closing time)

179

Gom hàng

Consolidate

 

Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, việc công ty dịch vụ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) để sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.

 

Việc đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

180

Gửi kèm/ Đính kèm email

Attach

 

(sử dụng trong email)

181

Hai bản gốc/ Bản gốc thứ 2

Duplicate

 

Sử dụng với ý nghĩa phát hành 2 bản gốc như nhau hoặc đây là bản gốc thứ 2 để phân biệt với các bản gốc khác.

182

Hải quan

Customs

 

 

 

 

183

Hàm lượng giá trị khu vực

Regional Value Content

RVC

Là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào mặt hàng mặt hàng cụ thể. Ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%.

184

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Voluntary Export Restraints

VERs

Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.

185

Hạn ngạch

Quota

 

Hạn ngạch trong xuất nhập khẩu là số lượng/ giá trị hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) do cơ quan có thẩm quyền quy định.

186

Hạn sử dụng hoặc hạn dùng

 

 

Là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn;

187

Hàng đã được bốc lên tàu

Shipped on Board

 

Là việc hàng hóa hoàn thành việc bốc xếp và nằm an toàn trên boong tàu. Đặc biệt, trong vận tải biển ngày hàng lên tàu

được xem là ngày giao hàng và

 

 

 

 

 

 

thông tin này cũng được ghi rất cụ thể trên mặt vận đơn.

188

Hàng hóa

Cargo

 

 

189

Hàng hóa

Commodity

 

(dùng trong Hợp đồng Xuất nhập khẩu)

190

Hàng hóa

Goods

 

(dùng trong Giao dịch Xuất nhập khẩu)

191

Hàng hóa

 

 

Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

192

Hàng hóa

Merchandise

 

(dùng trong nghiệp vụ mua bán)

193

Hàng hóa đóng gói đơn giản

 

 

Là hàng hóa được đóng gói không có sự chứng kiến của người tiêu dùng mà khi mua có thể mở ra kiểm tra trực tiếp hàng hóa đó;

194

Hàng hóa trung chuyển

 

 

Là hàng hóa được chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu hải quan và đưa vào khu vực trung chuyển tại các cảng Việt Nam;

195

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành

Là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

196

Hàng mẫu

Sample

 

Hàng dùng thử hoặc xem trước. Hãng mẫu thường do bên bán gửi cho bên mua miễn phí để chào hàng.

197

Hàng miễn phí

Free of charge

FOC

Chỉ số hàng hóa bên mua được bên bán gửi thêm (thường gửi cùng hàng có thanh toán) để quảng cáo hoặc khuyến mại…

 

 

198

Hàng nguy hiểm

Dangerous goods

 

Là hàng hóa cần có nghiệp vụ xử lý đặc biệt trong vận tải để tránh gây tai nạn trên chặng đường di chuyển.

 

Hàng nguy hiểm có thể là bất kỳ loại sản phẩm hoặc chất gì, nếu không được xử lý đúng cách đều có thể gây nguy hiểm như: bình xịt, nước hoa hoặc bất kỳ vật gì có chứa pin lithium – như điện thoại hoặc máy tính xách tay.

199

Hàng nhập

Inbound

 

Là hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

200

Hàng phi mậu dịch

 

 

Là hàng hóa xuất nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, thường không có việc thanh toán phát sinh. Ví dụ: quà biếu tặng, hàng viện trợ nhân đạo…

201

Hàng rời

Bulk cargo

 

Là hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu. Hàng hóa này không cần đóng gói khi vận tải mà chứa trực tiếp trong boong tàu, toa tàu hỏa hoặc thùng xe.

202

Hàng trong kho, cất hàng vào kho

Stock

 

 

203

Hàng xuất

Outbound

 

Là hàng xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài.

204

Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh

 

Là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

205

Hệ thống eCOSys

 

eCOSys

Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa

chỉ tại:

 

 

 

 

 

 

http://www.ecosys. gov.vn.

206

Hệ thống khai hải quan điện tử

 

 

Là hệ thống cho phép người khai hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

207

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động

Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System

VNACCS

Việc ứng dụng Hệ thống thông quan hiện đại này làm thay đổi căn bản phương thức quản lí của Hải quan Việt Nam từ thủ công sang việc dựa trên ứng dụng các phần mềm điện tử để nâng cao hiệu quả quản lí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

 

Phần mềm khai hải quan điện tử được sử dụng rộng rãi nhất là ECUS của công ty ThaiSon.Vn.

208

Hệ thống ưu đãi phổ cập

Generalized Systems of Prefrences

GPS

Theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.

 

Các nước phát triển được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển đựơc gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối xử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.

209

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

 

Là hệ thống do Tổng cục Hải

quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ

 

 

 

 

 

tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.

210

Hết hạn

Expire

 

 

211

Hết hàng

Out of stock

 

 

212

Hết hiệu lực

Invalidate

 

 

213

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership

AJCEP

Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP).

AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.

214

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

Regional Comprehensive Economic Partnership

RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

215

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Vietnam Japan Economic Partnership Agreement

VJEPA

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.

 

Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

 

 

216

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

 

 

 

 

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam).

 

 

 

 

Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức vào, hiện tại các nước thành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

217

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

CPTPP

Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ).

CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn hiệp định này.

CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết) và (iii) một số sửa đổi trong các Thư song

phương giữa các Bên của

 

 

 

 

 

CPTPP

218

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

ASEAN Trade in Goods Agreement

ATIGA

Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.

 

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

 

Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA

219

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ

ASEAN–India Free Trade Area

AIFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ được ký ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Thái Lan.

 

Hiệp định gồm 24 điều với nội dung chính là thiết lập lộ trình cam kết giảm thuế đã được các nước ASEAN và Ấn Độ thống nhất. Ngoài ra cũng quy định về quy tắc xuất xứ, thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp, các biện pháp phi quan thuế, minh bạch hóa, chính sách, rà soát, sửa đổi cam kết, biện pháp tự vệ, ngoại lệ.

220

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement

FTA

Là một thỏa thuận thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia được ký kết cùng nhau với mục đích cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế

quan tiến tới việc thành lập

 

 

 

 

 

 

một khu vựcmậu dịch tự do.

221

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand

ASEAN Australia New Zealand Free Trade Area

AANZFTA

Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc- Niu di lân là Hiệp định được ký ngày 27 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Úc và Niu di lân (trong Thông tư này gọi tắt là Hiệp định AANZFTA).

222

Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hong Kong

ASEAN-Hong Kong Free Trade Agreement

AHKFTA

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Hồng Kông được khởi động đàm phán từ tháng 7/2014 và hoàn tất đàm phán vào ngày 9/9/2017.

Ngày 12/11/2017, ASEAN và Hong Kong (Trung Quốc) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA), dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019.

223

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu

Vietnam-Eurasia Economic Union Free Trade Agreement

VN-EAEU FTA

Hiệp định Thương mại tự

do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên (sau đây viết tắt là Hiệp định VN-EAEU FTA) ký ngày 29 tháng 5 năm 2015 tại Bu-ra-bai, Cộng hòa Ca-dắc- xtan và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.

224

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam

– Hàn Quốc

Vietnam – Korea Free Trade Agreement

VKFTA

Đàm phán VKFTA được chính thức khởi động tại Hà Nội vào ngày 6/8/2012. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, ngày 10/12/2014, nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối

thoại ASEAN – Hàn Quốc,

 

 

 

 

 

 

Chính phủ hai nước đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Ngày 4/5/2015 tại Hà Nội, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết hiệp định.

225

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Khối EFTA

 

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

226

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel

Viet Nam-Israel Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 2/12/2015. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

227

Hồ sơ hải quan

 

 

Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này.

228

Hỗ trợ phát triển chính thức

Official Development Assistance

ODA

Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

229

Hóa đơn

Invoice

 

Trong Xuất nhập khẩu, hóa đơn là chứng từ rất quan  trọng do người bán tự lập theo mẫu của mình. Các thông tin cơ bản trên hóa đơn gồm có: số hóa đơn, ngày phát hành

hóa đơn, người bán, người

 

 

 

 

 

 

mua, mô tả hàng hóa, số lượng, đơn giá, tổng số tiền…

230

Hóa đơn chi tiết

Detailed Invoice

 

Là hóa đơn mô tả chi tiết các bộ phận/ thành phần của hàng hóa và giá cả.

231

Hóa đơn chiếu lệ

Proforma Invoice

P/I

Là một bản hóa đơn dự thảo (hóa đơn nháp) thường được người xuất khẩu soạn ngay khi bắt đầu giao dịch và không có giá trị thanh toán.

 

Hóa đơn chiếu lệ có thể được sửa chữa nhiều lần trong suốt quá trình thương thảo hợp đồng cho đến khi người xuất khẩu phát hành hóa đơn chính thức (Commercial Invoice).

232

Hóa đơn chính thức

Final invoice

 

Là hoá đơn cuối cùng để dùng thanh toán tiền hàng.

233

Hóa đơn hải quan

Customs Invoice

 

Là hóa đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan. Hóa đơn này chủ yếu dùng trong khâu tính thuế mà không có giá trị là một yêu cầu đòi tiền, nên nhìn chung không được lưu thông.

234

Hóa đơn lãnh sự

Consular invoice

 

Nhằm mục đích đánh thuế hàng nhập khẩu, một số nước nhập khẩu yêu cầu hóa đơn thương mại phải có xác nhận của lãnh sự quán nước đó tại nước xuất khẩu. Mục đích xác nhận của lãnh sự là nhằm:

 

–  Chứng nhận nhà xuất khẩu đã không bán phá giá hàng hóa.

–  Cung cấp thông tin về nhóm hàng phải chịu thuế là như thế nào

–  Có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ.

235

Hóa đơn tạm tính

Provisional

 

Là hóa đơn dùng trong việc

 

 

 

 

invoice

 

thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng mới là giá tạm tính, việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng đến, hàng hoá được giao làm nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên giao hàng xong mới thanh toán dứt khoát.

236

Hóa đơn xác nhận

Certified Invoice

 

Là hoá đơn có chữ ký của Phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá. Hoá đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng hoá đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ.

237

Hối phiếu

Bill of Exchange = Draft

BE

Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối

phiếu: drawer) cho một người khác (gọi là người bị ký

phát: drawee), yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payees)

238

Hối phiếu

Drafts

B/E

(cách viết khác của Bill of Exchange)

239

Hối phiếu có kỳ hạn

Usance Bill/ Time bill

 

Còn gọi là Hối phiếu trả sau.

 

Người ký phát hối phiếu có thể quy định thời hạn thanh toán hối phiếu theo các cách sau: trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, hay

trả sau 1 thời hạn nhất định kể

 

 

 

 

 

 

từ ngày giao hàng, hay trả tại 1 ngày cụ thể trong tương lai… Các hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận nếu cần.

240

Hối phiếu đích danh

Nominal Bill

 

Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi.

241

Hối phiếu kèm chứng từ

Documentary Bill of Exchange

 

Là loại hối phiếu có kèm theo chứng từ thương mại. Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu rồi mới được nhận chứng từ thương mại.

242

Hối phiếu nhận nợ/ Kỳ phiếu

Promissory note

 

Là một bản cam kết vô điều kiện của một bên (người làm ra chứng từ) để trả một khoản tiền cho bên kia.

243

Hối phiếu trả tiền ngay

At sight Bill

 

Là hối phiếu mà người trả tiền phải thanh toán ngay khi nhìn thấy hối phiếu (thường là sau hai ngày làm việc).

244

Hối phiếu trơn

Clean Bill of Exchange

 

Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ thương mại (chứng từ về hàng hóa).

245

Hối phiếu vô danh

Holder bill/ Bearer bill

 

Là loại hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu mà chỉ ghi trả cho người cầm phiếu. Đối với loại hối phiếu này thì ai giữ nó sẽ là người hưởng lợi. Loại này được chuyển nhượng tự do.

246

Hợp đồng

Contract

 

Là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).

Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.

 

 

247

Hợp đồng bảo hiểm bao

Open policy

 

Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, anh ta ký một Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy/ Floating Policy/ Open Cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là 1 năm) theo các điều khoản như đã thỏa thuận trước.

248

Hợp đồng ngoại thương

Sales Contract

S/C

Là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa. Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền

hàng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, trả tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng

249

Hợp đồng nguyên tắc

Principle agreement

 

Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng, quy định các vấn đề cơ bản (chưa chi tiết) trong giao dịch.

250

Hợp đồng thuê tàu chuyến

Charter party

C/P

Là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển trong phương thức thuê tàu chuyến, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết sẽ thanh toán cước phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.

251

Hợp đồng thuê tàu chuyến

Voyage charter party

 

 

252

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo

 

Là thông tin liên quan đến

 

 

 

quản hàng hóa

 

cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại;

 

 

1.1.11.                   I-J-K-L-M-N

 

 

253

Incoterms 2010

Incoterms 2010

 

Là phiên bản Incoterms có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 – phiên bản thay thế Incoterms 2000.

 

Incoterms 2010 có 11 điều kiện là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện

mới là DAT và DAP.

254

Kê khai gồm có

Said to contain

 

Thông tin được thể hiện tại mục mô tả hàng hóa của vận đơn với ý nghĩa “các thông tin bên dưới là do người gửi hàng

kê khai như thế”.

255

Kẹp chì container

Seal

 

Là việc niêm phong Container sau khi được chứa đầy hàng hóa, nói cách khác kẹp chì là việc khóa cotainer để tránh sự xâm nhập từ bên ngoài bằng một vật nhỏ gọi là Seal.

 

Mỗi seal có 1 mã số gọi là số chì (Seal No.)

256

Khai báo đính kèm tài liệu điện tử

HYS

HYS

Người khai sử dụng nghiệp vụ này để đính kèm những tài liệu điện tử liên quan đến việc khai báo xuất khẩu/nhập khẩu hoặc khi cơ quan Hải quan yêu cầu người khai xuất trình một số giấy tờ trong quá trình tiếp nhận và xử lý tờ khai.

 

Sau khi người khai sử dụng nghiệp vụ này để đính kèm tài

 

 

 

 

 

 

liệu và gửi tới hệ thống, hệ thống tiếp nhận và phản hồi tới người khai số tiếp nhận khai báo điện tử do hệ thống tự động cung cấp.

 

Khi thực hiện nghiệp vụ khai báo nhập khẩu (IDA, IDC) hoặc khai báo xuất khẩu (EDA, EDC), trên màn hình khai báo hiển thị chỉ tiêu “Số tiếp nhận khai báo điện tử”, người khai sau khi nhận được số tiếp nhận khai báo điện tử do hệ thống cung cấp, sẽ điền số tiếp

nhận này vào chỉ tiêu trên.

257

Khai báo hải quan

Customs Declaration

 

Là việc người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu thực hiện khai báo các thông tin liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu (hàng hóa hữu hình) với cơ quan hải quan để hàng hóa được chấp thuận đưa ra hoặc

đưa vào biên giới hải quan.

258

Khai thông tin nhập khẩu

IDA

IDA

Nghiệp vụ IDA được sử dụng để khai các thông tin nhập khẩu trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử

VNACCS).

259

Khai thông tin xuất khẩu

 

EDA

Nghiệp vụ EDA được sử dụng để khai các thông tin xuất khẩu trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu (sử dụng trong phần mềm hải quan điện tử

VNACCS).

260

Kháng nghị

Protest

 

 

261

Kháng nghị không trả tiền

Protest for Non- payment

 

 

262

Khiếu nại

Claim

 

 

263

Kho bảo thuế

 

 

Là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo

thuế.

 

 

264

Kho hàng không kéo dài

 

 

Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu

vào Việt Nam.

265

Kho ngoại quan

Bonded warehouse

 

Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu

vào Việt Nam.

266

Không hoàn hảo/ Không sạch

Unclean

 

Unclean Bill of Lading là vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa nghĩa là hàng được bốc lên tàu với tình trạng không

tốt như: bị rách, bị ướt, bị bẹp.

267

Không thể chuyển nhượng được

Non-negotiable

 

Ngược lại với chứng từ có thể chuyển nhượng, một số chứng từ không thể chuyển nhượng được (ví dụ: Vận đơn bản

copy, Hối phiếu đích danh… ).

268

Không thể hủy ngang

Irrevocable

 

 

269

Khu chế xuất

Processing zone

 

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

 

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện,

nước, đường giao thông nội

 

 

 

 

 

 

khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản

lý khu chế xuất điều hành

270

Khu phi thuế quan

 

 

Là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là

quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

271

Khu phi thuế quan

Non-tariff zone

 

Là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là

quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

272

Khu vực cách ly của các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế và các cửa khẩu đường bộ quốc tế

Là khu vực được ngăn cách, bảo vệ cách biệt tại khu vực cửa khẩu sau khu vực làm thủ

tục xuất cảnh.

273

Khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế

 

Là khu vực được ngăn cách,

bảo vệ cách biệt tại khu vực nhà ga quốc tế sau khu vực

 

 

 

 

 

làm thủ tục nhập cảnh và

trước khu vực làm thủ tục hải quan.

274

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

ASEAN-China Free Trade Area

ACFTA

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiệp định ký kết bắt đầu có hiệu lực vào 1 tháng 1 năm 2010.

 

Bước đầu, theo thỏa thuận chung, các quốc gia thành viên (gồm Trung Quốc và 6 nước sáng lập ASEAN là Brunei, Indonesia, Mã Lai, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế  quan đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010.

Những thành viên khác của ASEAN như Việt Nam hay Campuchia, Lào sẽ tham gia khu vực này theo một lộ trình

kéo dài trong 5 năm.

275

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc

ASEAN-Korea Free Trade Area

AKFTA

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc. Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu từ năm 2007.

 

Riêng các nước  thành  viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có những đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt. Cụ thể: cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN- Hàn Quốc sẽ cơ bản được hoàn thành vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và Hàn Quốc, vào năm 2016, với một  số  linh hoạt đến 2018, đối với Việt

Nam, vào năm 2018 với một

 

 

 

 

 

 

số linh hoạt đến 2020 đối với

3 nước Campuchia, Lào và Myanmar.

276

Kích thước

Dimention

DIM

Kích thước (dài, rộng, cao, đường kính…) của hàng hóa hoặc thùng, kiện đóng hàng.

277

Kiểm soát hải quan

 

 

Là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp

luật về hải quan.

278

Kiểm tra chuyên ngành

 

 

Là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định pháp luật có liên quan để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp

luật có liên quan.

279

Kiểm tra hải quan

 

 

Là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương

tiện vận tải.

280

Kiện hàng

Pallet

 

Pallet (còn được gọi tấm kê hàng) là một kết cấu bằng phẳng để tải hàng hóa, sử dụng chung với kệ kho hàng, để lưu trữ hoặc được nâng chuyển bởi xe nâng tay, xe nâng máy hoặc thiết bị nâng hạ khác. Một pallet là một đơn vị cấu trúc nền cho phép xử lý và lưu trữ hiệu quả.

 

Hàng hoá vận chuyển bởi container thường được đặt

 

 

 

 

 

 

trên pallet có bảo đảm vững chắc bằng cách đóng đai, quấn bọc căng hay co lại và vận chuyển. Những doanh nghiệp sử dụng pallet tiêu chuẩn để xếp dỡ, xử lý, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu sẽ dễ dàng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhiều so với các doanh nghiệp không

sử dụng.

281

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Export-import turnover

 

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định thường là quý hay năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

 

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu của tất cả các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) đó trong một kỳ nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất

định.

282

Ký hậu

Endorse

 

Là việc người sở hữu/ người thụ hưởng ký lên mặt sau của chứng từ để chuyển nhượng quyền sở hữu (thường là vận đơn) hoặc quyền thụ hưởng (thường là hối phiếu, bảo hiểm) của mình cho người khác.

 

Tên của người sở hữu/ người thụ hưởng tiếp theo sẽ được ghi trên mặt sau của những chứn từ trên như một bằng chứng hợp pháp cho quyền sở

hữu/ thụ hưởng.

283

Ký hậu để trống

(hay còn gọi là ký hậu để trắng)

Blank Endorsement

 

Là việc người chuyển nhượng

chỉ ký tên vào mặt sau của chứng từ được chuyển

 

 

 

 

 

 

nhượng mà không ghi rõ tên

người được thụ hưởng tiếp theo

284

Ký hậu hạn chế

Restrictive Endorsement

 

Là việc ký hậu chỉ định rõ ràng người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “chỉ trả cho ông X” và ký tên.

 

Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác

bằng thủ tục ký hậu nữa.

285

Ký hậu miễn truy đòi

Without Recourse Endorsement

 

Là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu “trả theo lệnh ông X, miễn truy đòi” và ký tên.

 

Đối với loại ký hậu này, trong trường hợp này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp

của mình.

286

Ký hậu theo lệnh

To order Endorsement

 

Là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Người ký hậu chỉ cần ghi câu “trả theo lệnh ông X” và ký tên.

 

Như vậy, người hưởng lợi chưa được quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý của ông X. Nếu ông X ra lệnh trả cho một ng ười khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi, nếu ông X im lặng thì người hưỏng lợi đương nhiên là ông

X.

287

Ký hiệu container/ Số container

Container No.

 

Là hệ thống các ký hiệu để nhận biết của container bao gồm 4 thành phần: – Mã chủ sở

hữu (owner code); – Ký hiệu

 

 

 

 

 

 

loại thiết bị (equipment category identifier / product group code); – Số sê-ri (serial number / registration number); – Chữ số kiểm tra

(check digit).

288

Ký mã hiệu hàng hóa

Marking

 

Là một dấu hiệu riêng cho hàng hóa của nhà sản xuất hoặc của người gửi hàng để người nhận hàng có thể nhận biết hàng của mình dễ dàng. Đối với người vận chuyển thì đây là dấu hiệu để quản lý được việc vận chuyển hàng đến đúng địa điểm theo yêu

cầu của người gửi hàng.

289

Ký mã hiệu hàng hóa

Shipping mark/ Marking

 

Là một dấu hiệu riêng cho hàng hóa của nhà sản xuất hoặc của người gửi hàng để người nhận hàng có thể nhận biết hàng của mình dễ dàng.

 

Đối với người vận chuyển thì đây là dấu hiệu để quản lý được việc vận chuyển hàng đến đúng địa điểm theo yêu

cầu của người gửi hàng.

290

L/C chiết khấu

Negotiable L/C

 

L/C quy định chiết khấu tại một Ngân hàng bất kỳ.

291

L/C giáp lưng

Back-to-Back L/C

 

Là một L/C mới được mở dựa trên một L/C đã có cho một người thụ hưởng khác và được dùng trong mua bán qua trung

gian như L/C chuyển nhượng

292

L/C không hủy ngang có xác nhận

Irrevocable Confirmed L/C

 

 

293

L/C không hủy ngang được chiết khấu

Irrevocable Negotiable L/C

 

 

294

L/C không hủy ngang không xác nhận

Irrevocable Unconfirmed L/C

 

 

295

L/C trả ngay

At sight L/C

 

Là loại L/C quy định Ngân hàng phát hành hoặc Ngân

hàng được chỉ định phải thanh

 

 

 

 

 

 

toán ngay khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo các điều khoản của L/C.

 

42C: DRAFT AT

SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE

296

L/C tuần hoàn tích lũy

Cumulative revolving L/C

 

L/C tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.

 

–  Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

–  Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết

thời hạn hiệu lực.

297

Lãnh thổ hải quan

 

 

Gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp

dụng.

298

Lệnh giao hàng

Delivery Order

D/O

Là chứng từ do người chuyên chở hoặc đại lý của họ phát hànhvới mục đích hướng dẫn (yêu cầu) cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hoá chuyển giao quyền cầm giữ hàng hoá cho bên được định danh (giao hàng cho người nhập khẩu).

 

Lệnh giao hàng được người chuyên chở phát hành sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán đủ những khoản chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hoá như tiền cước (nếu cước chưa trả), phí lưu container

quá hạn (nếu có).

299

Liên hệ

Contact

 

 

300

Liên minh châu Âu

European Union

EU

Là một tổ chức tập hợp các

 

 

 

 

 

 

nước thuộc Châu Âu với số lượng thành viên hiện nay là 28 nước. Liên minh châu Âu thành lập năm 1950 với mục tiêu gắn kết các nền kinh tế, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hội nhập, tận dụng lợi thế kinh tế của nhau để tạo

sức cạnh trang với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên Xô.

301

Lift off – Phí nâng hạ

Lift on

LO-LO

Chi phí phát sinh khi nâng hạ

hàng hóa (thường sử dụng xe nâng, cần cẩu).

302

Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế

 

Là chi tiết, cụm chi tiết cấu thành nên máy móc, thiết bị, được nhập khẩu để thay thế, sửa chữa nhằm bảo đảm hoặc nâng cao hiệu quả, công suất hoạt động của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đang

vận hành.

303

Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng

 

Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng là linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế được tháo rời từ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

đã qua sử dụng.

304

Lưu thông hàng hóa

 

 

Là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về

kho lưu giữ;

305

Mã định dạng ngân hàng

Bank Identifier Code

BIC code

Là mã nhận dạng ngân hàng chuẩn cho một ngân hàng cụ thể. Mỗi ngân hàng sẽ có 1 mã riêng để phân biệt với các

ngân hàng khác trên thế giới.

306

Mã định dạng ngân hàng

SWIFT code (BIC code)

SWIFT code

Là mã hệ thống SWIFT quy định cho từng ngân hàng để từ đó giao dịch với thị trường

liên ngân hàng.

307

Mã HS

Harmonized System Codes

HS Code

Là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân

 

 

 

 

 

 

loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành dùng để xác định thuế suất xuất

nhập khẩu hàng hóa.

308

Mã vạch

 

 

Là sự thể hiện thông tin dưới dạng nhìn thấy trên bảng kê nộp tiền hoặc giấy nộp tiền mà

máy móc có thể đọc được.

309

Máy móc, thiết bị

 

 

Là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được

thiết kế.

310

Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

 

Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (sau đây viết tắt là thiết bị đã qua sử dụng) là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và

vận hành hoạt động.

311

Mét khối

Cubic Meter

CBM

Đơn vị mét khối (m^3) thường

được sử dụng để tính thể tích hàng hóa trong vận tải.

312

Miễn dỡ

Free out

FO

Người vận chuyển được miễn

trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng.

313

Miễn xếp

Free in

FI

Người vận chuyển được miễn

trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng.

314

Miễn xếp dỡ

Free in and out

FIO

Người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi

tàu.

315

Mua

Purchase

 

 

316

Mua bán đối ứng

Counter purchasing

 

còn gọi là Buôn bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng

nhận về.

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa

khác có giá trị tương đương.

317

Ngân hàng chấp nhận

Accepting Bank

 

Là ngân hàng chấp nhận chiết khấu Hối phiếu theo L/C.

318

Ngân hàng chiết khấu

Negotiating Bank

 

Là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu (cấp tín dụng cho người xuất khẩu trước kỳ hạn trên cơ sở bộ chứng từ phù hợp với L/C).

Ngân hàng chiết khấu thường chính là ngân hàng thông báo L/C (ngân hàng phục vụ người

xuất khẩu).

319

Ngân hàng chuyển nhượng

Transferring Bank

 

Là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng L/C (thường chính là ngân hàng phát hành L/C).

320

Ngân hàng được chỉ định

Nominated Bank

 

Là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ

chứng từ.

321

Ngân hàng hoàn trả

Reimbursing Bank

 

Là ngân hàng thực hiện thanh toán đến Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ

định.

322

Ngân hàng nhờ thu/ Ngân hàng chuyển chứng từ

Remitting Bank

 

Là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu trong phương thức thanh toán Nhờ thu, thực hiện việc chuyển chứng từ theo Yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng

phục vụ người nhập khẩu.

323

Ngân hàng phát hành L/C

Issuing Bank

 

Là ngân hàng phục vụ người mua, theo yêu cầu của người mua cam kết sẽ thanh toán cho người bán trong trường hợp người bán xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều

kiện của Thư tín dụng.

324

Ngân hàng thanh toán

Paying Bank

 

Là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thường

 

 

 

 

 

 

là ngân hàng đại lý hay chi

nhánh ngân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng.

325

Ngân hàng thông báo L/C

Advising Bank

 

Là ngân hàng của người xuất khẩu: nhận thư tín dụng (L/C) từ ngân hàng của người nhập khẩu (ngân hàng phát hành L/C), thông báo cho người xuất khẩu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của thư tín dụng và thu phí thông báo từ người

xuất khẩu.

326

Ngân hàng thu hộ

Collecting bank

 

Là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu trong phương thức thanh toán Nhờ thu. Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước

Người trả tiền.

327

Ngân hàng trung gian

Intermediary bank

 

Sử dụng trong trường hợp ngân hàng của người bán và ngân hàng của người mua chưa từng có quan hệ giao dịch với nhau, phải sử dụng ngân hàng trung gian để việc hạch toán được thuận tiện

hơn.

328

Ngân hàng ủy nhiệm thu

 

 

Là ngân hàng đã ký thỏa thuận về phối hợp thu ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước và có tài khoản của Kho bạc Nhà

nước mở tại ngân hàng đó.

329

Ngân hàng xác nhận

Confirming Bank

 

Là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hơp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.

 

Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu.

330

Ngân hàng xuất

Presenting Bank

 

Là ngân hàng xuất trình chứng

 

 

 

trình

 

 

từ cho nhà nhập khẩu theo chỉ thị của Ngân hàng thu hộ

331

Ngày giao hàng

Shipment date

 

Là ngày người bán hoàn thành việc bàn giao hàng cho người vận chuyển. Đặc biệt, trong vận tải biển ngày xếp hàng lên tàu được xem là ngày giao

hàng .

332

Ngày giao hàng cuối cùng

Latest date of shipment

 

Thời hạn cuối cùng cho phép bên bán tiến hành giao hàng.

 

44C: LATEST DATE OF SHIPMENT

170630

333

Ngày hết hạn L/C

Expired date

 

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C trong thời hạn đó.

 

Ngày hết hạn/ ngày hiệu lực L/C và được thể hiện tại trường 31D – DATE AND

PLACE OF EXPIRY.

334

Ngày khởi hành

Departure date

 

Là ngày phương tiện vận tải khởi hành.

335

Ngày phát hành vận đơn đường biển

B/L date

 

 

336

Ngày sản xuất

 

 

Là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa hoặc lô hàng

hóa đó;

337

Ngày tàu đến dự kiến

Estimated Time of Arrival

ETA

Là ngày dự kiến theo lịch trình tàu sẽ cập cảng đến của nước nhập khẩu.

338

Ngày tàu khởi hành dự kiến

Estimated Time of Departure

ETD

Là ngày dự kiến theo lịch trình tàu sẽ khởi hành rời khỏi cảng đi của nước xuất khẩu.

339

Người bảo hiểm

Insurer

 

Là công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho lô hàng

xuất nhập khẩu.

340

Người bảo lãnh (Hối phiếu)

Avaliseur

 

Là người thứ ba cam kết về việc trả tiền cho người hưởng

 

 

 

 

 

 

lợi (người nhận bảo lãnh) khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền (người được bảo lãnh) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Người bảo lãnh không phải là người trả tiền, không phải là người ký phát hối phiếu mà

thông thường là một ngân hàng lớn có uy tín.

341

Người bị ký phát

Drawee

 

Là người mua hàng hay người nhập khẩu, hoặc một người thứ 3 do sự chỉ định của người nhập khẩu (thường là ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng phát hành L/C) có trách nhiệm trả tiền cho người thụ

hưởng trên hối phiếu.

342

Người chấp nhận

Acceptor

 

Khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn thì trở thành người chấp nhận và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu

khi đến hạn.

343

Người chuyên chở/ Người vận tải

Carrier

 

 

344

Người chuyển tiền

Remitter

 

Là người mua khi yêu cầu

ngân hàng của mình chuyển tiền cho người bán.

345

Người đề nghị cấp C/O ưu đãi

 

 

Bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản

xuất.

346

Người được bảo hiểm

Insured/ Assured

 

 

347

Người giao hàng/ người bán

Shipper

 

Thường sử dụng với B/L và AWB chỉ người bán hoặc người thay người bán giao

hàng cho bên mua.

348

Người giao nhận

Forwarder

 

Là người cung cấp dịch vụ giao nhận bao gồm: vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng

hóa cũng như cũng như các

 

 

 

 

 

 

dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên

quan đến hàng hoá.

349

Người giao nhận

Freight forwarder

= Forwarder

 

 

350

Người gửi hàng

Consignor

 

(cách viết khác của Shipper)

351

Người khai hải quan

 

 

Bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải

quan.

352

Người kinh doanh

vận tải đa phương thức

Combined

Transport Operator

CTO

(cách viết khác của MTO)

353

Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Multimodal Transport Operator

MTO

Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

 

Theo Công ước của Liên hợp quốc, “MTO là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp

đồng”.

354

Người ký hậu hối phiếu

Endorser

 

Là người chuyển quyền thụ hưởng của mình cho người khác bằng cách trao tay hoặc ký hậu hối phiếu (còn gọi là

người chuyển nhượng).

 

 

355

Người ký phát

Drawer

 

Là người bán hàng hay người xuất khẩu.

356

Người môi giới

Broker

 

 

357

Người nhận hàng

Consignee

 

Là người nhận hàng nếu là vận đơn đích danh, thường thì trong mua bán xuất nhập khẩu Consignee cũng chính là Buyer (người mua hàng) và đối với hầu hết các vận đơn đường biển thì Consignee cũng chính

là Notify party.

358

Người phụ trách

Person in charge

 

Chỉ người nhân viên trực tiếp phụ trách thương vụ.

359

Người thụ hưởng

Beneficiary

 

Là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu được chấp nhận thanh toán

360

Người thuê tàu chuyến

Charterer

 

 

361

Người tiêu dùng cuối cùng

End user

 

Là người sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm. Trong xuất nhập khẩu người bán thường phân biệt khách hàng của mình là công ty thương mại (mua rồi lại bán) hay là người sử dụng cuối cùng để xác định mức giá hoặc mức hoa hồng hợp lý

dành cho khách hàng.

362

Người xuất trình

Presenter

 

Là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình chứng từ theo L/C. Như vậy người xuất trình bao gồm: người thụ hưởng, ngân hàng được chỉ

định, ngân hàng xác nhận

363

Người yêu cầu mở L/C

Applicant for L/C

 

Là người nhập khẩu trong phương thức thanh toán Thư tín dụng. Người nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành Thư tín dụng dựa trên một khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản bảo

đảm.

364

Nguyên liệu

 

 

“Nguyên liệu” bao gồm nguyên liệu thô, thành phần, phụ tùng,

 

 

 

 

 

 

linh kiện, bộ phận rời và các hàng hoá mà có thể hợp lại để cấu thành một hàng hoá khác sau khi trải qua một quá trình

sản xuất.

365

Nhà cung cấp

Supplier

 

Có thể là công ty trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc đơn giản là công ty phân phối sản phẩm.

 

Trong xuất nhập khẩu các công ty thường cố gắng mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để cắt bớt trung gian và giảm

giá thành sản phẩm.

366

Nhà kho

Warehouse

 

Nơi chứa đựng, lưu giữ hàng hóa.

367

Nhà phân phối

Vendor

 

 

368

Nhà phân phối độc quyền

Exclusive distribution

 

Đây là loại phân phối chỉ có một nhà phân phối được ủy quyền bán một sản phẩm cụ thể trong một vùng lãnh thổ đặc biệt.

 

Để trở thành đại lý độc quyền thì giữa công ty và nhà sản xuất phải ký Hợp đồng đại lý độc quyền. Khi công ty độc quyền phân phối bán hàng cho nhà sản xuất nước ngoài có nghĩa là trên lãnh thổ đó chỉ có công ty đó được kí hợp đồng được phân phối và bán ra sản

phẩm này.

369

Nhà sản xuất

Manufacturer

 

Là công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Một nhà sản xuất có thể có nhiều nhà máy sản xuất ở 1 hoặc nhiều vùng lãnh thổ

khác nhau.

370

Nhà thầu nước ngoài

 

 

Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực

hành vi dân sự của nhà thầu

 

 

 

 

 

 

nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên

danh, nhà thầu phụ.

371

Nhãn gốc của hàng hóa

 

 

Là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì

thương phẩm của hàng hóa;

372

Nhận hàng để chở

Received for Shipment

 

 

373

Nhãn hàng hóa

 

 

Là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của

hàng hóa;

374

Nhãn phụ

 

 

Là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn

thiếu;

375

Nhân viên

Executive = staff

 

 

376

Nhờ thu kèm chứng từ

Documentary Collection

 

Là phương thức thanh

toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho

người nhập khẩu nhận hàng

 

 

 

 

 

 

hoá.

377

Nhờ thu trả chậm

Documents Against Acceptance

D/A

Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn được ký phát bởi người bán (người xuất khẩu).

 

Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp

nhận.

378

Nhờ thu trả ngay

Documents Against Payment

D/P

Phương thức này yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán ngay khi nhận được

chứng từ.

379

Nhờ thu trơn

Clean collection

 

Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ v ào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không

qua ngân hàng.

380

Nhu cầu

Demand

 

 

381

Niêm phong hải quan

 

 

Là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính

nguyên trạng của hàng hóa.

382

Nợ (khoản vay)

Loan

 

 

383

Nơi giao hàng cuối cùng

Place of Delivery

 

Là nơi nhận hàng xuất khẩu đầu tiên của hãng tàu cho người nhận hàng.

 

 

1.1.12.                   O-P-Q-R-S-T-U-V-W-X

 

 

385

Phần mềm khai báo hải quan điện tử

ECUS

Được phát triển bởi Công Ty

TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn đã được Cục CNTT

 

 

 

 

 

Tổng Cục Hải quan xác nhận hợp chuẩn cho phiên bản khai từ xa và thông quan điện tử.

386

Phạt (vi phạm hợp đồng)

Penalty

 

 

387

Phát hành

Issue

 

Có thể sử dụng thuật ngữ này trong việc phát hành Vận đơn, Hối phiếu, Thư tín dụng…

388

Phí bảo hiểm

Insurance premium

 

Là số tiền phí tính trên số tiền được bồi thường do người mua bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm. Việc quy định mức phí bảo hiểm phụ thuộc vào điều kiện bảo hiểm, đặc tính của hàng hóa …

389

Phí bảo hiểm

Premium (insurance)

 

 

390

Phí chứng từ/ Phí vận đơn

Document fee

 

Là phí hãng vận tải hoặc đại lý hãng vận tải thu để phát hành vận đơn.

391

Phí địa phương

Local charge

 

Là phí được trả tại cảng bốc hàng và cảng xếp hàng. Với mỗi lô hàng thì phí này cả shipper và consignee đều phải trả.

392

Phí gom hàng lẻ

Container Freight Service

CFS

Phí gom/ chia hàng lẻ. Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì sẽ phát sinh phí dỡ hàng từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS và họ thu phí CFS.

393

Phí khác biệt

Discrepancy fee

 

Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành và được xác định là có khác biệt so với điều khoản của L/C nhưng vẫn được người mua chấp nhận thanh toán thì ngân hàng phát hành sẽ phạt người thụ hưởng một khoản phí gọi là phí khác biệt.

394

Phí làm hàng

Handling fee = Handling charge

 

Là một loại phí do hãng tàu hoặc người giao nhận thu của

 

 

 

 

 

 

người gửi hàng hoặc người nhận hàng nhằm bù đắp chi phí xứ lý lô hàng (ví dụ: phí giao dịch, phí làm Manifest…)

395

Phí lưu bãi của cảng

Storage charge

 

Khi container lưu tại cảng quá thời gian quy định của cảng (thông thường là trước 7 ngày

– hàng xuất hay sau 7 ngày – hàng nhập) kể từ ngày tàu cập cảng.

 

Phí Storage Charge được thu bởi cảng hoặc ICD nơi container được hạ bãi chờ xuất lên tàu ( hàng Xuất Khẩu) hoặc hạ bãi tại cảng nơi tàu cập (hàng Nhập Khẩu). Đôi khi phí này có thể được thu bởi hãng tàu.

396

Phí lưu container tại bãi

Demurrage

DEM

Là phí mà khách hàng là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu phải trả cho hãng tàu khi việc lưu container tại cảng vượt quá thời gian quy định ( Thông thường là 7 ngày kể từ ngày cont hạ bãi).

397

Phí lưu container tại kho riêng

Detention

DET

Có nhiều cách hiểu và giải thích cho thuật ngữ này nhưng thông thường được hiểu là chi phí lưu container tại kho riêng của khách hàng phải trả cho hãng tàu khi vượt quá thời gian quy định cho phép ( Thông thường là 7 ngày kể từ lúc cont lấy ra khỏi cảng, depot).

398

Phí mất cân đối vỏ container

Container Imbalance Charge

CIC

Còn gọi là phụ phí chuyển vỏ rỗng. Đây là một hình thức phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lương lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

 

Lưu ý: Phí CIC là một loại phụ

 

 

 

 

 

 

phí vận tải biển, phí CIC không phải phí được tính trong Local Charge.

399

Phí nhân công

Labor fee

 

Phụ phí trả thuê công nhân bốc xếp trong kho (áp dụng cho hàng LCL).

400

Phí vận tải nội địa

Trucking

 

Chi phí cho chặng vận tải nội địa từ kho ra cảng hoặc từ cảng về kho, thường sử dụng xe tải (truck) để chuyên chở.

401

Phí vệ sinh container

Container cleaning fee

CCL

Đây là chi phí mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot.

402

Phí xếp dỡ tại cảng

Terminal handling Charges

THC

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng)

403

Phiếu đóng gói

Packing list

P/L

Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…).

 

Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa với nội dung bao gồm: Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…

404

Phiếu gửi hàng

Shipping note

 

Là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan

quản lý cảng, cung ca□ p nhữ ng

 

 

 

 

 

 

chi tie□ t đa□ y đủ ve□ hàng hoá đượ c gử i đe□ n cảng đe□ xe□ p lên tàu và nhữ ng chı̉ da□ n ca□ n thie□ t ve□ hàng hóa.

405

Phòng thương mại quốc tế

International Chamber of Commercial

ICC

Là một tổ chức mà nhiệm vụ cốt yếu là làm cho việc buôn bán của các công ty ở các nước khác nhau được dễ dàng hơn, do đó góp phần vào việc mở rộng buôn bán quốc tế.

406

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

VCCI

Là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.

 

Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.

407

Phụ phí an ninh

Security Surcharge

SSC

Phí soi chiếu để phát hiện hàng hóa gây mất an toàn thường sử dụng trong vận tải hàng không.

408

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Currency Adjustment Factor

CAF

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

409

Phụ phí chiến tranh

War Risk Surcharge

WRS

Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…

410

Phụ phí giao hàng tại cảng đến

Destination Delivery Charge

DDC

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên

quan gì đến việc giao hàng

 

 

 

 

 

 

thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

411

Phụ phí kênh đào Suez

Suez Canal Shurcharge

 

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

412

Phụ phí máy soi

X-ray charges

 

Phí sử dụng máy soi X-ray để phát hiện hàng mất an toàn.

413

Phụ phí mùa cao điểm

Peak Season Surcharge

PSS

Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

414

Phụ phí nhiên liệu cho tuyến hàng đi châu Á

Bunker Adjustment Factor

BAF

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu, tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)

415

Phụ phí qua kênh đào Panama

Panama Canal Surcharge

PCS

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama.

416

Phụ phí tắc nghẽn cảng

Port Congestion Surcharge

PCS

Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

417

Phụ phí thay đổi nơi đến

Change of Destination

COD

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo

chuyển, phí lưu container, vận

 

 

 

 

 

 

chuyển đường bộ…

418

Phụ phí vệ sinh container

Cleaning Fee

 

Là chi phí phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot.

419

Phụ phí xăng dầu

Emergency Bunker Surcharge

EBS

Là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, không phải phí được tính trong Local Charge.

420

Phương pháp gửi hàng chẵn/nguyên

Full container Load

FCL/FCL

Là phương pháp sử dụng khi lô hàng có khối lượng hoặc kích thước đủ để xếp vào 1 hoặc nhiều container. Người gửi có trách nhiệm đóng hàng vào container và người nhận có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

 

Khi gửi hàng chẵn, trên vận đơn thường ghi FCL/FCL nghĩa là nhận nguyên container – giao nguyên container.

421

Phương pháp gửi hàng lẻ

Less container Load

LCL/LCL

Là phương pháp sử dụng khi lô hàng có khối lượng hoặc kích thước không đủ để xếp vào container. Người gom hàng có trách nhiệm đóng hàng vào container và dỡ hàng khỏi container.

 

Khi gửi hàng lẻ, trên vận đơn thường ghi LCL/LCL nghĩa là nhận nguyên lẻ – giao lẻ.

422

Phương pháp tính thuế hỗn hợp

 

 

Là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

 

 

423

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

 

Là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

424

Phương pháp tính thuế tuyệt đối

 

Là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

425

Phương thức chuyển tiền

Remittance

 

Là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người xuất

khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền do người nhập khẩu yêu cầu.

426

Phương thức ghi sổ

Open account

 

Là phương thức trong đó người bán mở một tài

khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến thời điểm định

kỳ người mua trả tiền cho người bán.

427

Phương thức Nhờ thu

Collection

 

Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

428

Phương thức Nhờ thu giao chứng từ nhận tiền ngay

Cash against Documents = Cash on Delivery

CAD/ COD

Là phương thức thanh toán theo đó, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở “tài khoản tín thác” (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình đến ngân hàng đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Ngân

hàng sẽ chỉ giao chứng từ khi

 

 

 

 

 

 

người nhập khẩu đã nộp tiền để thanh toán.

429

Phương thức thanh toán

Payment terms

 

Cách thức và thời điểm bên mua trả tiền cho bên bán. Trong xuất nhập khẩu thường sử dụng phương thức chuyển tiền (T/T) hoặc thư tín dụng (L/C).

430

Phương thức thuê tàu chợ

Liner charter

 

Là phương thức mà chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chủ tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở háng hoá từ cảng này đến cảng khác.

431

Phương thức thuê tàu chuyến

Voyage charter

 

Là phương thức mà chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.

432

Phương tiện vận tải

Means of transport

 

Thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong vận tải quốc tế.

433

Phương tiện vận tải

 

 

Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

434

Quy tắc chung

General Rule

GR

Là tiêu chí xuất xứ áp dụng chung cho tất cả hàng hóa ngoại trừ hàng hóa thuộc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng

435

Quy tắc cộng gộp

Cumulation

 

Cho phép nếu hàng hóa có xuất xứ từ một bên tham gia hiệp định khi được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm tiếp theo ở lãnh thổ bên kia thì được coi là có xuất xứ ở bên sản xuất sản phẩm tiếp theo đó.

436

Quy tắc cụ thể mặt

Product Specific

PSRs

Là tiêu chí xuất xứ yêu cầu

 

 

 

hàng

Rules

 

nguyên vật liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (hay còn gọi là tỉ lệ phần trăm của giá trị) hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.

437

Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ

Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements Under Documentary Credit

URR

 

438

Quy tắc thống nhất về nhờ thu

Uniform Rules for Collection

URC

 

439

Quy tắc xuất xứ

Rules of Origin

ROO

Là bộ quy tắc nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi.

 

Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

440

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

 

 

Là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

441

Quy tắc xuất xứ ưu

 

 

Là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả

 

 

 

đãi

 

 

thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

442

Rủi ro được bảo hiểm

Risk insured against

 

 

443

Sản phẩm

Product

 

 

444

Sản phẩm

 

 

Là vật phẩm có giá trị thương mại, đã trải qua một hay nhiều quá trình sản xuất.

445

Sản phẩm độc quyền.

Exclusive product

 

 

446

Sản phẩm được tân trang lại

Refurbished product

 

 

447

Sản phẩm lỗi

Deffective/shodd y product

 

 

448

Sản phẩm mới

Brand new product

 

 

449

Sản xuất

 

 

Là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

450

Sản xuất “thiết kế” gốc

Original Design Manufacturing

ODM

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.

Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.

Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

451

Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”

Produced Entirely from originating

PE

Là tiêu chí xuất xứ đặc biệt của xuất xứ thuần túy

 

 

 

 

materials

 

 

452

Sản xuất thiết bị gốc

Original Equipment Manufacturing

OEM

OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác.

Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

 

Một ví dụ cho hình thức OEM đó là mối quan hệ giữa Apple và Foxconn trong sản xuất điện thoại Iphone. Trong đó Apple đóng vai trò khách hàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là công ty OEM, sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên.

453

Séc

Cheque/ Check

 

Là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc.

454

Séc bảo chi

Certified Cheque

 

Là séc đã được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá và dịch vụ.

455

Séc đích danh

Nominal Cheque

 

Là loại Séc ghi rõ tên người hưởng lợi.

456

Số chì

Seal No.

 

Mã số của kẹp chì được sử dụng để niêm phong container.

457

Số chuyến bay

Flight No.

 

Là mã số của mỗi chuyến bay được ghi cụ thể trên vận đơn hàng không.

 

 

458

Số chuyến tàu

Voyage No.

 

Là mã số của mỗi chuyến

tàu được ghi cụ thể bên cạnh tên tàu (Vessel name) trên vận đơn đường biển.

459

Sơ đồ xếp hàng

Cargo plan = Stowage plan

 

Là bản vẽ mặt cắt theo chiều dọc của tàu biển cho biết vị trí của toàn bộ hàng hóa được sắp xếp trên tàu. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường dùng màu sắc khác nhau để phân biệt vị trí của những lô hàng có cùng một cảng trả hàng.

460

Sơ đồ xếp hàng

Stowage plan = Cargo plan

 

Là bản vẽ mặt cắt theo chiều dọc của tàu biển cho biết vị trí của toàn bộ hàng hóa được sắp xếp trên tàu. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường dùng màu sắc khác nhau để phân biệt vị trí của những lô hàng có cùng một cảng trả hàng.

461

Số lượng

Quantity

 

Một điều khoản trong hợp đồng, nêu lên định lượng về số lượng, trọng lượng, dung sai… của hàng hóa (ví dụ: 1000 chiếc, 50 hộp, +/- 5%).

462

Số lượng đặt hàng tối thiểu

Minimum Order Quantity

MOQ

Là số lượng hàng (tương đương với giá trị hàng) tối thiểu mà người bán đồng ý cung cấp cho người mua. Dưới số lượng hoặc giá trị đó người bán không đồng ý cung cấp hàng hóa.

463

Số tài khoản

International Bank Account Number

IBAN No.

Là số tài khoản của người nhận khi giao dịch bằng đồng EURO với các cá nhân và doanh nghiệp ở khu vực châu Âu.

 

Kể từ 1/1/2007, ngân hàng nhận ở châu Âu có thể từ chối các giao dịch chuyển tiền đến bằng đồng Euro nếu không có

 

 

 

 

 

 

IBAN. Đặc biệt, những trường hợp không tuân thủ những quy định mới có thể còn bị phạt thêm, theo mức phạt quy định của từng ngân hàng.

464

Số tham chiếu

Reference No.

 

Sử dụng trên các chứng từ với mục đích tạo thông liên kết chứng từ với nhau bằng số tham chiếu.

465

Số tiền bảo hiểm

Insured amount

 

Là số tiền người thụ hưởng bảo hiểm sẽ được bồi thường nếu có mất mát xảy ra. Trong Xuất nhập khẩu số tiền bảo hiểm thường được tính bằng 110% giá trị hàng hóa.

466

Sự xác nhận

Acknowledgemen t

 

 

467

Sửa đổi thư tín dụng

Amendment of Documentary Credit

 

Là việc ngân hàng phát hành thư tín dụng sửa đổi một hoặc một số điều khoản của thư tín dụng đã phát hành theo chỉ thị của người nhập khẩu.

468

Tài sản di chuyển

 

 

Là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.

469

Tạm nhập tái xuất

Temporary import-export

 

Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

470

Tấn dài

Long ton

LT

Theo hệ đo lường của Anh, 1LT = 1,016.46KG.

471

Tấn mét

Metric ton

MT

Theo hệ đo lường của Anh, 1MT = 1,000.00KG.

 

 

472

Tấn ngắn

Short ton

ST

Theo hệ đo lường của Mỹ, 1ST=907.18KG.

473

Tần suất số chuyến

Frequency

 

Là số chuyến tàu khởi hành trong 1 tuần hoặc số chuyến bay khởi hàng trong 1 ngày.

474

Tập quán thương mại

 

 

Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

475

Tàu (biển) chở hàng

Marine vessel, Ocean vessel

M/V, O/V

 

476

Tàu biển

Vessel

 

Là tàu lớn (tàu mẹ) nhận hàng vận chuyển tuyến đường chính và xuất phát từ cảng trung chuyển hoặc cảng nhận hàng đầu tiên. Có những trường hợp không cần tàu trung chuyển thì Pre Carriage cũng chính là Vessel.

477

Tàu chở hàng rời

Bulk vessel

 

Là loại tàu vận chuyển những hàng hóa ở dạng thô, khô (bulk cargo) như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu không có đóng thùng hay bao kiện gì cả và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu.

478

Tàu nhỏ

Pre-Carriage

 

Là tên và số chuyến của tàu nhỏ nhận hàng đầu tiên từ cảng, sau đó vận chuyển tới giao cho tàu lớn hơn (có thể ở cảng trung chuyển hoặc có thể ở ngoài biển nếu tàu lớn có hệ thống cẩu đáp ứng được).

 

Sở dĩ phải thực hiện việc này

là do: Tình trạng cảng không đủ đáp ứng cho tàu lớn cập

 

 

 

 

 

 

cảng (độ sâu của nước, thiết bị xếp dỡ…) hoặc lượng hàng phát sinh quá ít khi đó dùng tàu nhỏ trung chuyển sẽ lợi hơn

479

Tham vấn trị giá

 

 

Là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khai của người khai hải quan.

480

Thành phần của hàng hóa

 

 

12. Thành phần của hàng hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi;

481

Thành phần định lượng

 

 

Là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

482

Thanh toán định kỳ

Installment Payment

 

 

483

Thanh toán trước giao hàng

Advance payment

 

Người nhập khẩu trả tiền hàng cho người xuất khẩu trước khi được giao hàng.Thường sử dụng phương thức Chuyển tiền (T/T).  Có thể trả trước vào 2 thời điểm là ngay sau khi ký hợp đồng hoặc ngay sau khi người xuất khẩu sản xuất hàng xong.

484

Thanh toán/ Cam kết thanh toán

Honors

 

 

485

Thay đổi cơ bản

 

 

Là việc một hàng hoá được biến đổi qua một quá trình sản xuất, để hình thành một vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hoá ban đầu.

486

Thể tích hàng

Measurement

 

Thể tích hàng tính bằng đơn vị

 

 

 

 

 

 

mét khối: cubic meter – CBM.

487

Thi hành, thực thi, thực hiện

Execute

 

 

488

Thiếu hàng

Shortage

 

 

489

Thỏa thuận mua bán

Make a deal

 

 

490

Thời gian chờ hàng

Lead time

 

Thời gian mà bên mua phải chờ bên bán sản xuất hoặc thu mua hàng hóa để sẵn sàng giao cho bên mua.

491

Thời gian làm hàng

Laytime

 

Là thời gian tàu phải lưu tại cảng để tiến hành việc xếp hàng lên tàu hay dỡ hàng khỏi tàu, còn gọi là thời gian cho phép (Allowed Time).

492

Thời gian nhỡ tàu

Delay time

 

Là thời gian tàu khởi hàng chậm so với lịch trình.

493

Thời gian sử dụng (tính theo năm)

 

Là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

494

Thời gian trung chuyển

Transit time

 

Là thời gian được dùng để chuyển đổi hàng hóa/container từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác.

495

Thời hạn giao hàng

Shipment period

 

Thời gian cho phép bên bán tiến hành giao hàng cho bên mua.

496

Thời hạn hiệu lực

Validity

 

Chỉ thời hạn mà các nội dung trên chứng từ có hiệu lực pháp lý.

497

Thông báo sẵn sàng để bốc dỡ

Notice of readiness

NOR

Có hai loại thông báo:

 

Thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng: Việc thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng trong một khoảng thời gian ngắn (7,5,3 ngày) trước khi tàu đến

cảng xếp dỡ là rất cần cho có

 

 

 

 

 

 

đủ thời gian làm thủ tục cho tàu ra vào cảng và chuẩn bị xếp dỡ hàng theo đúng lịch trình đã quy định giữa hai bên chủ tàu và người thuê tàu.

 

Thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng: Thời gian được phép đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ là thời gian tàu đã đến bến, tàu đã sẵn sàng để nhận hoặc giao hàng. Thời gian đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ còn tuỳ thuộc vào điều khoản về tàu đến bến.

498

Thông quan

 

 

Là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

499

Thông số kỹ thuật

 

 

Gồm các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định giá trị sử dụng hoặc có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe người sử dụng, môi trường, quá trình được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa đó.

500

Thông tin (về hàng hóa)/ Mô tả hàng hóa

Specifications

 

 

501

Thông tin cảnh báo

 

 

Là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng;

502

Thông tin hải quan

 

 

Là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các

thông tin khác liên quan đến

 

 

 

 

 

 

hoạt động hải quan.

503

Thông tin ngân hàng

Bank detail

 

Thường chỉ thông tin ngân hàng của bên bán để bên mua tiến hành thanh toán. Thông tin ngân hàng bao gồm: – Tên người thụ hưởng (Beneficiary); – Tên ngân hàng (Bank’s name); – Số tài khoản (Account No.); – Mã ngân hàng (SWIFT code).

504

Thư hỏi hàng

Enquiry

 

(cách viết khác của Inquiry)

505

Thư Hỏi hàng

Inquiry

 

Là đề nghị bán hàng do người mua gửi đến người bán ghi rõ các thông tin cơ bản liên quan đến nhu cầu mua hàng bao gồm: Tên hàng, số lượng, xuất xứ, thời gian giao hàng…

506

Thư tín dụng

Credit

 

(cách viết khác của Letter of Credit –  L/C)

507

Thư tín dụng

Letter of Credit

L/C

Là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

508

Thư tín dụng chuyển nhượng

Transferable L/C

 

Là loại thư tín dụng không hủy ngang, trong đó Ngân hàng phát hành cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng một

phần hoặc toàn bộ giá trị thư

 

 

 

 

 

 

tín dụng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai.

509

Thư tín dụng có xác nhận

Confirmed L/C

 

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn ngân hàng phát hành đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng phát hành L/C. Điều này có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.

510

Thư tín dụng điều khoản đỏ

Red clause L/C

 

Là thư tín dụng có điều khoản, theo đó ngân hàng phát

hành cam kết sẽ ứng trước hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng chiết khấu ứng trước cho người hưởng lợi một phần giá trị L/C khi người hưởng lợi xuất trình biên nhận và cam kết bằng văn bản sẽ xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C.

511

Thư tín dụng đối ứng

Reciprocal L/C

 

L/C đối ứng thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

 

L/C đối ứng được phát hành và chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành.

512

Thư tín dụng dự phòng

Standby L/C

 

Là L/C thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

–  Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.

–  Thanh toán khoản nợ của

 

 

 

 

 

 

người mở L/C dự phòng.

– Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

513

Thư tín dụng hủy ngang

Revocable L/C

 

Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.

514

Thư tín dụng không hủy ngang

Irrevocable L/C

 

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu và người nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu.

 

Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến.

 

Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là được hủy ngang hay không được hủy ngang, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy ngang (Điều 3 UCP 600-

ICC 2006)

515

Thư tín dụng trả chậm

Deferred L/C

 

Là L/C cho phép việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành.

 

Người xuất khẩu cho người

nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán tuy nhiên ngày

 

 

 

 

 

 

thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C.

516

Thư tín dụng tuần hoàn

Revolving L/C

 

Là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng.

 

Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

517

Thủ tục hải quan

Customs Formalities

 

Là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

518

Thủ tục hải quan điện tử

 

 

Là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

519

Thuế chống bán phá giá

 

 

Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

520

Thuế chống trợ cấp

 

 

Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

 

 

521

Thuế giá trị gia tăng

Goods and Service tax

GST

Tại một số quốc gia, như Australia, Canada, New Zealand, Singapore thì thuế giá trị gia tăng được gọi là “goods and services tax” (viết tắt GST) nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ.

522

Thuế nhà thầu

 

 

Là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

523

Thuế nhập khẩu

 

 

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

524

Thuế quan

Tariff

 

Là một khoản thuế đánh vào hàng hóa di chuyển từ một khu vực hải quan này tới khu vực hải quan khác vì mục đích bảo hộ hoặc tăng thu nhập thuế.

 

Thuế quan làm tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu, vì vậy làm cho chúng nói chung có ít khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường nước  nhập khẩu trừ khi nước nhập khẩu không sản xuất loại hàng bị đánh thuế náy.

525

Thuê tàu chợ

Line charter

 

 

526

Thuê tàu định hạn

Time Charter

 

Là cách thuê trọn con tàu: – Lấy thời hạn thuê làm cơ sở (định hạn). – Tàu được giao cho người thuê sử dụng cho đến lúc kết thúc thời hạn sẽ đươc hoàn trả cho chủ tàu. – Cước định hạn được tính theo

tấn trọng tải/tháng của con

 

 

 

 

 

 

tàu và thông thường được trả trước, bất kể lượng hàng được chở như thế nào.

527

Thuế tự vệ

 

 

Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

528

Thuế xuất khẩu

 

 

Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc.

529

Thương hiệu

Brand

 

 

530

Thương hiệu có danh tiếng

Reputed brand

 

 

531

Tiền đặt cọc

Deposit

 

Khi người bán chưa có sự tin tưởng người mua thì thường yêu cầu người mua đặt cọc một khoản tiền (ví dụ: 10% giá trị hợp đồng) để làm tin và bắt đầu sản xuất hoặc thu mua hàng hóa.

532

Tiền hàng và cước phí

Cost and Freight

CFR

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất

mát hay hư hỏng của hàng hóa

 

 

 

 

 

 

di chuyển khi hàng được giao lên tàu.

 

Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

533

Tiền hàng và cước phí

Cost and Freight

CNF/ C&F

Theo Incoterm 2000 thì CNF (viết tắt của Cost And Freight) là điều kiện giao hàng theo thông lệ mua bán quốc tế, trong đó bao gồm :

 

 

 

 

– C (cost) : trị giá hàng hoá được giao dịch theo hợp đồng ngoại thương.

 

 

 

 

– F (Freight): cước vận chuyển hàng hoá đến địa điểm dỡ hàng theo thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương.

534

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Cost, Insurance and Freight

CIF

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu.

 

Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

 

Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu.

535

Tiền phạt bốc dỡ hàng chậm

Demurrage money

 

Khi người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chận hơn thời gian cho

phép thì bị phạt số tiền

 

 

 

 

 

 

xếp/dỡ hàng chậm và nộp cho chủ tàu.

536

Tiền thưởng bốc dỡ hàng nhanh

Dispatch money

 

Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc xếp hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hường tiền thưởng xếp/dỡ hàng nhanh từ chủ tàu.

537

Tiêu chí chuyển đổi cơ bản

Substantial Transformation

 

Xác định hàng hóa xuất xứ trong trường hợp quá trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ.

538

Tổ chức cấp C/O ưu đãi của Việt Nam

 

Tổ chức cấp C/O ưu đãi của Việt Nam (trong Thông tư này gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các tổ chức cấp C/O đã được quy định tại các Thông tư liên quan về quy tắc xuất xứ.

539

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization

WTO

Là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Geneve, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

540

Tờ khai hải quan

Customs Declaration Form

 

Là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ hải quan.

541

Tổn thất bộ phận

Partial loss

 

Là một phần đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, mất mát, hư hỏng. Tổn thất này có thể xảy ra về trọng lượng, số lượng, phẩm chất.

 

 

542

Tổn thất chung

General average

 

Là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hoá, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.

543

Tổn thất riêng

Particular average

 

Là tổn thất của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ gây ra. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc toàn bộ.

544

Tổn thất toàn bộ

Total loss

 

Là tổn thất xảy ra với toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng hay thiệt hại ở mức hoàn toàn. Có hai loại tổn thất toàn bộ là:

 

–  Tổn thất toàn bộ thực tế: Là dạng tổn thất mà đối tượng bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng nghiêm trọng không còn hình dạng như ban đầu hoặc người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm

 

–  Tổn thất toàn bộ ước tính: Là tổn thất của đối tượng bảo hiểm chưa ở mức hoàn toàn nhưng xét thấy tổn thất toàn bộ là không tránh khỏi hoặc có thể tránh được nhưng chi phí để cứu chữa, khôi phục, hay đưa đối tượng bảo hiểm về nơi đích thì ngang bằng hoặc vượt quá giá trị của nó.

545

Tổn thất toàn bộ ước tính

Constructive total loss

 

Là tổn thất của đối tượng bảo hiểm chưa ở mức hoàn toàn nhưng xét thấy tổn thất toàn bộ là không tránh khỏi hoặc có

thể tránh được nhưng chi phí

 

 

 

 

 

 

để cứu chữa, khôi phục, hay đưa đối tượng bảo hiểm về nơi đích thì ngang bằng hoặc vượt quá giá trị của nó.

546

Tổng cộng (cuối cùng)

Grand total

 

Thường chỉ giá trị đơn hàng sau khi đã tính toán đến tất cả các khoản cộng (phí vận tải, phí bảo hiểm.. ) và các khoản trừ (giảm giá, hoa hồng…)

547

Tổng cộng phụ

Sub total

 

Thường chỉ tổng giá trị các mặt hàng chưa tính đến các khoản như phí vận tải, phí bảo hiểm, phí chứng từ, giảm giá…

548

Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay

 

Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay là nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng.

549

Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC (Engineering, Procurement and Construction)

Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC (Engineering, Procurement and Construction) là nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng.

550

Trả giá/ mặc cả

Bargain

 

 

551

Trang thiết bị y tế

 

 

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất chẩn đoán in-vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau:

a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn

thương;

 

 

 

 

 

 

b)  Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

c)  Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

d)  Kiểm soát sự thụ thai;

đ) Khử trùng trang thiết bị y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế);

e)  Sử dụng cho thiết bị y tế;

g) Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế.

552

Trị giá hải quan

 

 

Là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.

553

Trọn bộ (chứng từ)

Full set

 

Trong xuất nhập khẩu một số chứng từ được phát hành theo bộ. Ví dụ: Vận đơn đường biển thường được phát hành 1 bộ gồm 3 bản gốc và 3 bản sao (3/3).

 

46A: DOCUMENTS REQUIRED: FULL SET (3/3) OF ORIGINAL CLEAN “SHIPPED ON BOARD” MARINE BILL OF LADING, COVERING A PORT TO PORT SHIPMENT, MADE OUT TO ORDER OF….

554

Trọng lượng cả bì

Gross weight

 

Trọng lượng cả bì là tổng trọng lượng của lô hàng sau khi đã được đóng gói (bao gồm trọng lượng hàng hóa + trọng lượng bao bì).

555

Trọng lượng ruột container

Payload

 

Là trọng lượng hàng được đóng trong container.

556

Trọng lượng thể tích

Volume weight

 

Là trọng lượng của lô hàng được tính theo 1 tỷ lệ từ thể tích của lô hàng. Trọng lượng thể tích được sử dụng khi vận tải bằng đường hàng không để hạn chế những lô hàng có khối

lượng nhỏ nhưng thể tích cồng

 

 

 

 

 

 

kềnh.

557

Trọng lượng tịnh

Net weight

 

Trọng lượng tịnh là trọng lượng của hàng hóa (không tính đến trọng lượng bao bì).

558

Trọng lượng tính cước

Chargeable weight

 

So sánh giữa trọng lượng thực (Gross weight) và trọng lượng thể tích (Volume weight) của lô hàng, trọng lượng nào lớn hơn thì sử dụng để tính cước (sử dụng trong vận tải hàng không).

559

Trọng lượng vỏ container

Tare weight

 

Là trọng lượng của công cụ chứa hàng chuyên chở như: Hòm, kiện, sọt, container,… Trong chuyên chở hàng có bao bì thông thường, người vận tải sẽ thu cước phí theo tổng trọng lượng hàng hóa bao gồm trong đó là trọng lượng bao bì. Nhưng trong chuyên chở hàng bằng container, người vận tải sẽ thu cước theo trọng lượng tịnh của hàng hóa, có nghĩa là trừ đi trọng lượng của container.

560

Trọng tải tàu

Deadweight

DWT

Là sức chở của con tàu được đo bằng tấn mét (Metric ton =

1.000 kg), tấn Anh (British ton = 1016 kg) hoặctấn Mỹ (US ton = 907,2 kg).

561

Trọng tài thương mại

Arbitration

 

Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan

trọng tài, nhưng sẽ thực hiện

 

 

 

 

 

 

vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất.

562

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Vietnam International Arbitration Centre

VIAC

 

563

Trường hợp bất khả kháng

Force Majeure

 

Là các trường hợp xảy ra do thiên tai, chiến tranh, náo loạn hoặc các trường hợp không lường trước đột ngột xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện một công việc nào đó.

 

Trong hợp đồng, gặp trường hợp bất khả kháng không thực hiện được những điều khoản của hợp đồng thì được coi là không bị vi phạm hợp đồng

564

Truy xuất nguồn gốc

 

 

Là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

565

Tuân theo/ Tùy theo

Subject to

 

 

566

Tuổi thiết bị

 

 

Là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Năm nhập khẩu là năm hàng hóa về đến cảng Việt Nam.

567

Tuyên bố từ bỏ hàng

Notice of abandonment

NOA

Là văn bản do người được bảo hiểm (chủ hàng) gửi cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) tuyên bố từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa trong trường hợp ước tính có tổn thất toàn bộ để được bồi

thường toàn bộ.

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: chỉ được từ bỏ hàng khi hàng hóa (đối tượng được bảo hiểm) còn đang ở dọc đường vận tải và chưa có tổn thất thực tế xảy ra.

568

Tỷ lệ phần trăm của giá trị

 

 

Là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra.

569

Ước lượng, dự toán

Estimate

 

 

570

Vận đơn chở suốt

Through B/L

 

Là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian trong quá trình vận tải.

571

Vận đơn chủ

Master Airway Bill

MAWB

Là vận đơn hàng không do người vận chuyển cấp cho người gom hàng.

572

Vận đơn của bên thứ ba

Third Party Bill of Lading

 

Là vận đơn mà trên đó ghi người hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng mà là một người khác. Vận đơn này thường được sử dụng trong buôn bán qua trung gian. Nếu L/C có quy định chấp nhận cả vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C

573

Vận đơn của FIATA

FIATA Bill of lading

FBL

Là vận đơn do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận – FIATA phát hành.

574

Vận đơn của người giao nhận

Forwarder’s Cargo Receipt

FCR

Là giấy chứng nhận do người giao nhận phát hành xác nhận rằng anh ta đã nhận hàng hóa như ghi trong FCR với tình trạng bên ngoài trong điều

kiện tốt từ người gửi hàng và

 

 

 

 

 

 

anh ta đang giữ chúng để thực hiện việc gửi hàng không hủy ngang cho người nhận

hàng được chỉ định.

575

Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi

Surrendered Bill

 

Là Vận đơn đường biển bản gốc được đóng dấu SURRENDERED với ý nghĩa ĐÃ THU HỒI BẢN GỐC, dùng

để thay thế Vận đơn gốc trong những trường hợp thời gian vận tải quá ngắn.

576

Vận đơn đi thẳng

Direct B/L

 

Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.

577

Vận đơn đích danh

Straight B/L

 

Vận đơn đích danh là vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng.

Chỉ người có tên ghi trên vận đơn mới nhận được hàng. Vận đơn đích danh không (lưu thông) chuyển nhượng được. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

 

Ví dụ, phần người nhận hàng trong vận đơn ghi: “Consignee: ABC Company” thì chỉ công ty này mới nhận được hàng.

578

Vận đơn đường biển

Bill of lading

B/L

Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng

tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích

579

Vận đơn đường sắt

Bill of Freight

 

 

580

Vận đơn đường sắt

Railroad Bill of Lading

 

 

 

 

581

Vận đơn hàng không

Airway Bill

AWB

Là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Vận đơn hàng không được phát hành khi hãng hàng không hoặc công ty giao nhận vận tải tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển.

582

Vận đơn Hoàn hảo/ Sạch

Clean Bill of Lading

 

Là vận đơn không có bất cứ ghi chú nào xấu về hàng hóa nghĩa là hàng được bốc lên tàu với tình trạng tốt.

583

Vận đơn nhà

House Airway Bill

HAWB

Là vận đơn hàng không do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng để vận tải.

584

Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến

Bill of lading to Charter party

 

 

585

Vận đơn thuê tàu chợ

Liner B/L

 

 

586

Vận đơn thuê tàu chuyến

Charter Party B/L

 

Là vận đơn được cấp cho người thuê tàu chuyển (sử dụng cùng với Hợp đồng thuê tàu chuyến)

587

Vận đơn vô danh

Bearer B/L

 

Là vận đơn đường biển không ghi rõ tên người nhận hàng mà chỉ ghi “To bearer” ở mục Consignee, do đó bất cứ ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn.

588

Vận tải đa phương thức

Multimodal Transport

 

Là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

589

Vận tải hỗn hợp

Inter-Modal

 

 

 

 

 

 

Transport

 

 

590

Vận tải liên hợp

Combined Transport

 

(cách viết khác của Vận tải đa phương thức)

591

Vận tải/ Cước phí vận tải

Carriage

 

 

592

Việc giao hàng

/Chuyến hàng

Shipment

 

 

593

Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan

 

Là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan.

594

Xác nhận

Acknowledge

 

 

595

Xác nhận

Confirm

 

Trong Xuất nhập khẩu confirm được sử dụng nhiều nhất với ý nghĩa xác nhận đơn hàng (đồng ý bán hàng), hoặc xác nhận đã thanh toán (cho biết đã trả tiền)…

596

Xác nhận

Confirmation

 

 

597

Xuất nhập khẩu tại chỗ

On-spot export-import

 

Hàng hoá được các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được gọi là hàng xuất nhập khẩu tại chỗ.

 

Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng hoá từ các doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ là doanh nghiệp bán hàng cho các thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp đồng mua bán với

thương nhân nước ngoài,

           

 

 

 

 

 

 

trong hợp đồng bắt buộc phải nêu rõ hàng được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá.

598

Xuất nhập khẩu ủy thác

Entrusted export-import

 

Là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam hoặc xuất hàng đi nước ngoài nhưng không tự làm được có thể ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện xuất nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian.

599

Xuất trình (chứng từ theo L/C)

Presentation

 

Là việc người thụ hưởng (người bán) gửi bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng phát hành L/C để chứng minh mình đã hoàn thành các nghĩa vụ theo L/C quy định và yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán.

600

Xuất xứ hàng hóa

Origin

 

Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

601

Xuất xứ thuần túy

Wholly Obtained

WO

Là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.

602

Yêu cầu

Requirment

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)