Qui định hiện hành về dịch vụ logistics ở Việt Nam được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:
1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam – Qui định hiện hành về dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể:
Thứ nhất, Luật thương mại 2005, từ Điều 233 đến Điều 240 và Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Thứ hai, Các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics
* Các quy định chung liên quan – Qui định hiện hành về dịch vụ logistics
– Bộ luật dân sự 2005
– Luật doanh nghiệp 2005
– Luật đầu tư 2005
– Luật cạnh tranh 2004
– Luật Hải quan sửa đổi 2005
– Các quy định khác
* Các quy định chuyên ngành – Qui định hiện hành về dịch vụ logistics
– Luật đường sắt 2005
– Luật giao thông đường bộ 2001
– Thể lệ vận chuyển hàng hoá bằng đường ô tô 1990
– Nghị định số 110/2006/NĐ- CP ngày 28/9/2006 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
– Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004
– Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
– Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 1993
– Bộ luật hàng hải 2005
– Nghị định số 49/2006/NĐ-CP về thủ tục đăng ký tàu biển
– Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển
– Pháp lệnh bưu chính và viễn thông năm 2002
– Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 18/8/2004 quy định chi tiết việc thi hành một số điều khoản về bưu chính của pháp lệnh bưu chính và viễn thông 2002
– Thông tư số 01/2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 157.
2/ Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam – Qui định hiện hành về dịch vụ logistics
* Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Tại Điều 234 LTM 2005 chỉ quy định rất chung về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics cụ thể: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật, Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bản hướng dẫn thi hành
Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lý quan trọng để phát triển loại hình dịch vụ này tại Việt Nam.
* Đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu: Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện sau:
“ 1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi tuân thủ các điều kiện cụ thể sau đây:
a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%
b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
c, trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.”
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ chúng tôi!