Phương thức vận chuyển đường biển và những điều cần biết
Nền kinh tế phát triển đã kéo theo sự đòi hỏi cao hơn của con người trong hoạt động chuyên chở, giao nhận hàng hóa với các khách hàng và đối tác của mình. Nhưng để đáp ứng tốt nhu cầu đó, việc sử dụng kết hợp các phương thức vận tải hàng hóa cùng với nhau là hết sức cần thiết, trong đó chắc chắn rằng vận chuyển đường biển là tuyến đường mà rất nhiều người không thể bỏ qua, đặc biệt là những ai thường xuyên vận tải kiện hàng lớn, đi xa.
Vận chuyển đường biển là gì?
Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…
Các phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải:
-
Vận chuyển bằng container
-
Vận chuyển bằng sà lan đối
-
Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.
Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ.
Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau.
Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp.
Tại sao nên chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?
- Nhờ tàu chuyên chở có sức chứa lớn nên vận chuyển đường biển phù hợp với hàng siêu trường – siêu trọng hoặc hàng công nghiệp kích thước quá cỡ.
- Là cơ sở hạ tầng tự nhiên không tốn phí nâng cấp sửa chữa nên vận tải đường biển có chi phí thấp hơn so với phương thức vận tải khác.
- Là tuyến đường giao thông tự nhiên và thông thoáng nên vận chuyển đường biển đảm bảo tính an toàn.
- Các phương tiện di chuyển có đầy đủ điều kiện bảo quản cho từng ngành hàng riêng biệt.
- Góp phần phát triển kinh tế biển, mở rộng giao thương kinh tế với các nước trên thế giới.
Chứng từ vận chuyển đường biển
Trong một chuyển hàng vận chuyển đường biển sẽ thường bao gồm:
Chứng từ vận tải:
- Chứng từ vận đơn cho kiện hàng khi lên tàu.
- Lệnh xếp hàng hóa lên tàu
- Biên bản kê khai hàng hóa: chi tiết về loại hàng, số lượng và điểm đến của lô hàng.
- Biên nhận xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu.
- Phiếu thông tin kiểm soát số lượng hàng hóa trong quá trình vận tải.
- Bản vẽ sơ đồ hiển thị vị trí của hàng hóa được sắp xếp trên tàu.
- Chứng từ Hải quan: là những loại chứng từ cho phép tàu hàng được phép di chuyển khi đến khu vực hải quan.
- Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa hợp lệ
- Phiếu đóng gói lô hàng…
Giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển
Giá cước vận chuyển đường biển bao gồm các chi phí sau:
- Phí bảo hiểm hàng hóa.
- Phí bốc dỡ hàng hóa lên/xuống tàu.
- Phí hàng hóa lưu ở cảng khi chưa vận chuyển kịp thời.
- Phí dịch vụ cho đơn vị vận tải.
Các mức phí này không cố định và có thể thay đổi, tùy thuộc vào yếu tố dưới đây:
- Khoảng cách từ nơi gửi đến nơi nhận.
- Khối lượng, kích cỡ hàng hóa.
- Hàng hóa có điều kiện vận chuyển hoặc bảo quản đặc biệt (hàng dễ vỡ, hàng đông lạnh,…) thì giá cước có thể cao hơn.
- Chính sách giá của đơn vị vận chuyển hàng hóa đường biển và phụ phí phát sinh như phí lưu kho, phí bốc dỡ, phí thuê máy móc.
- Tình hình biến động của thị trường.
Quy trình vận chuyển đường biển
Quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm 8 bước:
Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu
Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng
Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất
Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Bước 7: Giao hàng cho tàu
Bước 8: Thanh toán tiền
Xem thêm:
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu