Quy chuẩn phân loại hàng hóa
Theo quy định của hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thì các loại hàng hóa khi được vận chuyển qua đường hàng không sẽ cần
phải được phân loại, nhân diện để có cách thức phục vụ khác nhau.
Về cơ bản, phân loại hàng hóa hàng không gồm 2 loại chính:
– Hàng hóa thông thường (General Cargo)
– Hàng hóa đặc biệt (Special Cargo): Trong hàng hóa đặc biệt lại chia thành nhiều nhóm hàng hóa nhỏ bên trong với quy trình phục vụ riêng
biệt. Mỗi loại hàng hóa được ký hiệu riêng.
1. Hàng hóa thông thường
Trong phân loại hàng hóa hàng không, hàng được coi là “thông thường” khi các thuộc tính của nó không vi phạm đến tính chất, kích thước,
điều kiện đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
Các yếu tố chúng ta có thể xem xét đến bao gồm: loại hàng, kích thước, bao bì đóng gói, nội dung hàng, …
Ví dụ hàng hóa thông thường phải có kích thước phù hợp với khoang chứa hàng (của máy bay), bao bì đóng gói hàng hóa phải đảm bảo
không bị móp méo, hay dễ vỡ, …
2. Hàng hóa đặc biệt
Hàng hóa được coi là “đặc biệt” khi những hàng hóa đó có tính chất riêng, đòi hỏi cần có quy trình phục vụ riêng biết trong suốt quá trình vận chuyển.
Theo IATA, phân loại hàng hóa đặc biệt vận chuyển qua đường hàng không sẽ được chia làm 9 nhóm bao gồm:
– Hàng động vật sống (mã ký hiệu AVI):
Trong hàng động vật sống còn có các loại nhỏ hơn như AVB: chim sống, AVF: cá sống, AVX: gà sống. Những loại động vật sống
cần có những điều kiện tiếp nhận, đóng gói, chuyên chở riêng.
– Hàng giá trị cao (mã ký hiệu VAL):
Theo quy định thì những hàng hóa giá trị từ 50$ trở lên cho mỗi kg được coi là hàng giá trị cao. Những hàng hóa này cần lưu trữ
đặc biệt, đảm bảo an toàn và được giám sát bởi dịch vụ an ninh sân bay. Những hàng giá trị cao thường thấy như: điện thoại, máy
tính, vàng, trang sức, …
– Hàng ngoại giao (mã ký hiệu DIP):
Đây là những hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu ngoại giao giữa các quốc gia (hàng của đại sự quán, lãnh sự, bộ trưởng, các cán
bộ Nhà nước, …). Kho lưu trữ ngoại giao là kho riêng.
– Hàng dễ hỏng (mã ký hiệu PER):
Đây là những hàng hóa đòi hỏi việc bảo quản và thời gian vận chuyển nhanh chóng như: thịt, cá, các loại thực phẩm, …
– Hài cốt (mã ký hiệu HUM):
Đây là “hàng hóa vô cùng đặc biệt”. Tro cốt cần được đóng gói cẩn thận, đảm bảo và có thể có những yêu cầu khác nhau tùy từng
quốc gia vận chuyển tới.
– Hàng nguy hiểm (mã ký hiệu DG):
Loại hàng này có riêng những khóa học đào tạo chuyên sâu để có thể nhận biết được đầy đủ 9 nhóm hàng nguy hiểm bao gồm:
Chất nổ – Chất khí – Chất lỏng dễ cháy – Chất rắn dễ cháy – Các chất oxy hóa – Các chất độc hại – Chất phóng xạ – Chất ăn mòn
– Các chất khác. Những loại hàng hóa này có thể gây ảnh hưởng dến sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của nhân viên khai thác,
hành khách và phương tiện vận chuyển nên được kiểm soát vô cùng chặt chẽ.
– Hàng hóa ướt (mã ký hiệu WET):
Những hàng hóa có yếu tố nước đi kèm như vận chuyển các loại cá, thịt, …
– Hàng có mùi (mã ký hiệu SMELL):
Những hàng hóa có tính chất mùi đặc biệt cần được bao gói kỹ càng và có khu vực chứa riêng tránh ảnh hưởng đến hàng hóa
khác. Ví dụ tỏi, dầu, phô mai, …
– Hàng hóa khổ lớn (mã ký hiệu BIG, HEA):
Những hàng hóa cồng kềnh, kích thước lớn đòi hòi cần có phương thức vận chuyển phù hợp riêng theo từng loại.
Xem thêm:
Bảo Hiểm Hàng Hóa Trong Vận Tải
Tương Lai Của Ngành Vận Tải Hàng Hóa
Vận chuyển hàng hóa cồng kềnh bằng đường sắt Bắc – Nam giá rẻ