Phân biệt container SOC và COC trong xuất nhập khẩu
Trong ngành vận tải, việc sử dụng các container đã trở thành một phần không thể thiếu của quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Container không chỉ giúp bảo vệ hàng hóa một cách an toàn mà còn tối ưu hóa quy trình vận chuyển, làm giảm thời gian và chi phí.
SOC Container
– SOC là viết tắt của “Shipper Owned Container”.
– SOC liên quan đến việc người gửi hàng (Shipper) sở hữu riêng các container sử dụng để vận chuyển hàng hóa.
– Hình thức này cho phép người gửi hàng quản lý và sử dụng container theo cách linh hoạt hơn, mà không cần phải trả các khoản phí DEM/DET
(Demurrage/ Detention) cho hãng tàu sau khi container đã được sử dụng.
Tại sao nên sử dụng SOC
Vận chuyển và lưu trữ dễ dàng
Không cần dỡ hàng ra khỏi container, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xếp dỡ hàng hóa.
Kiểm soát chất lượng
Khả năng kiểm soát chất lượng của container và đảm bảo rằng hàng hóa không bị tổn thất do container kém chất lượng.
Quản lý và sử dụng linh hoạt
Do container được sở hữu bởi NVOCC hoặc chủ hàng, họ có thể quản lý và sử dụng chúng linh hoạt theo nhu cầu cụ thể của mình.
Tránh phí DEM/DET
Không cần phải trả các khoản phí DEM/DET cho hãng tàu sau khi sử dụng container.
Bảo trì và quản lý
Tự quản lý, bảo trì và duy trì container theo yêu cầu của mình.
– Container SOC thường thuộc sở hữu của chủ hàng, cho phép họ lưu trữ hàng hóa trong container nhập khẩu trong thời gian dài mà không phải trả container rỗng cho hãng tàu hay chịu phí detention.
– Việc sử dụng Container SOC mang lại lợi thế khi bạn có khả năng tự quản lý và bảo trì container của mình, đồng thời bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Nhược điểm của SOC
Bắt buộc đầu tư ban đầu
Nhược điểm lớn của việc sử dụng SOC container là yêu cầu đầu tư container ban đầu.
Tốn kém chi phí và thời gian quản lý
– Chi phí phát sinh từ việc lưu trữ, bảo quản và bảo trì container.
– Các hoạt động kiểm kê, quản lý, vận hành hàng ngày và bảo dưỡng cũng đòi hỏi một lượng thời gian đáng kể.
Rủi ro trong vận chuyển đa phương thức
Việc sử dụng SOC container có thể tạo ra một sự ràng buộc với những doanh nghiệp dùng nhiều PTVT.
Rủi ro thất thoát và tổn hại
– Container có thể bị mất mát, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển
– Việc sử dụng SOC container cần phải được đánh giá kỹ lưỡng, xem xét tới những rủi ro và lợi ích mà chúng mang lại.
COC Container
– COC container (Carrier Container Owned) là loại container được sở hữu và quản lý bởi các hãng vận tải (công ty vận chuyển hoặc hãng tàu biển).
– Họ có trách nhiệm quản lý, bảo trì và cung cấp container cho việc vận chuyển hàng hóa.
– COC container không yêu cầu khách hàng (người gửi hàng) phải tự sở hữu container.
– Hãng vận tải tự sở hữu và điều hành container, và họ cung cấp các loại container này cho khách hàng sử dụng trong quá trình vận chuyển.
Tại sao sử dụng COC
Không cần quản lý container
Việc này do hãng vận tải đảm nhiệm, từ việc đảm bảo chất lượng và an toàn của container.
Tối ưu hóa chi phí vận chuyển
Nếu cảng có quá nhiều container trống do cân đối cung cầu không đủ, hãng vận tải có thể giảm giá cước vận chuyển để tăng tỷ lệ lấp đầy container. Điều này giúp bạn có cơ hội tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Nhược điểm của COC
Tăng chi phí vận chuyển nếu không cầu lớn hơn cung
– Trong tình trạng cung cầu không cân bằng, giá cước vận chuyển có thể tăng lên đáng kể.
– Nếu số lượng container không đủ để đáp ứng nhu cầu, hãng vận tải có thể tăng giá cước, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển của bạn.
Phát sinh phí detention
– Detention fee là một khoản phí mà bạn phải trả khi vượt quá thời hạn sử dụng container được quy định bởi hãng vận tải.
– Điều này có thể phát sinh khi bạn không trả container đúng thời hạn sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển.
Ràng buộc với hãng vận tải
– Sử dụng COC container có thể đặt bạn vào một tình thế ràng buộc với hãng vận tải.
– Bạn phải tuân theo các quy định và điều kiện do hãng vận tải đề ra liên quan đến việc sử dụng và trả container
– Hạn chế sự linh hoạt của bạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Phân biệt SOC và COC
Container SOC (Shipper Owned Container)
– Không có hình ảnh logo của hãng tàu ở phía mặt sau.
– Mã hiệu của container SOC thường bắt đầu bằng chữ “NONE”
Container COC (Carrier Owned Container):
– Thường có hình ảnh logo của hãng tàu ở mặt sau của container.
– Mã hiệu của container COC bắt đầu bằng 4 chữ cái, tương đương với mã SCAC của hãng tàu
Xem thêm:
https://indochinapost.com/dich-vu-van-chuyen-hang-hoa-noi-dia-gia-re-sieu-toc/
https://indochinapost.com/dich-vu-khai-hai-quan-va-giao-hang-tron-goi-gia-re/
https://bestcargo.vn/31005.html