Những lưu ý về vận tải bằng đường biển
Sau khi tham khảo bài viết Những lưu ý về vận tải bằng đường biển này, chúng tôi mong rằng quý khách hàng có thêm kinh nghiệm để có thể tự tin lựa chọn những nhà vận chuyển uy tín nhất.
Các mặt hàng có thể vận tải bằng đường biển
Không quá khắt khe như đường hàng không, việc vận chuyển đường biển sẽ dễ dàng hơn. Để tối ưu trong quá trình vận chuyển, chúng ta có thể phân chia hàng hóa thành các nhóm hàng theo đặc tính như sau:
- Hàng mang tính lý hóa: tức là các mặt hàng dễ hút ẩm, hàng nguy hiểm bao gồm hóa chất, dung dịch lỏng, hàng bột, hàng dễ bay bụi,…
- Hàng dễ bị tác động bởi môi trường (tính bảo quản): gia vị, trà, thuốc lá,…
- Hàng vật liệu xây dựng: các loại vật liệu công nghiệp, vật liệu cho xây dựng thi công,…
Ngoài ra, một số trường hợp có thể chia hàng hóa của dịch vụ vận tải đường biển theo hình thức vận chuyển:
- Vận tải với container: chủ yếu các mặt hàng bách hóa,…
- Vận tải bằng sà lan: dùng chuyển các loại khoáng sản, đất, cát, đá,…
- Vận tải bằng các phương tiện trữ lạnh, trữ đông: cho những mặt hàng đặc trưng như thực phẩm,…
Rủi ro có thể gặp phải khi vận chuyển bằng đường biển
Hình thức vận tải đường biển quốc tế và nội địa hiện nay rất phát triển và được lựa chọn nhiều, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro phải đối mặt. Tuy nhiên, khi biết trước được những rủi ro này thì các đơn vị sử dụng dịch vụ sẽ có thể chủ động hơn và có những trường hợp dự phòng sẵn.
Một số những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển:
- Thiên tai khắc nghiệt: trong quá trình di chuyển tàu thuyền có thể gặp phải thay đổi của thời tiết như mưa gió, bão, sóng thần, biển động,…
- Tai nạn biển: tàu bị mắc cạn, bị chìm do va chạm giữa các phương tiện giao thông trên biển với nhau hoặc do rơi vào vùng nước nông,…. Đó cũng là một trong số ít trường hợp hy hữu nhưng cũng có thể xảy đến.
- Sự cố do con người: hàng hóa có thể bị các Cán bộ giữ lại ở các cảng biển do nghi ngờ có vấn đề, hàng hóa bị hải tặc cướp trên biển,…
Các loại chứng từ cần có trong vận chuyển đường biển
Để hàng hóa được an toàn khi vận chuyển bằng đường biển, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và chứng từ cần thiết. Các chứng từ cần có cụ thể như sau:
- Chứng từ vận tải:
- Chuẩn bị chứng từ về vận đơn khi kiện hàng lên tàu. Mục đích chứng minh được kiện hàng đã được vận chuyển lên tàu an toàn và đầy đủ.
- Lệnh thực hiện bốc xếp hàng hóa lên tàu.
- Biên bản kê khai đầy đủ các thông tin hàng hóa: chi tiết về chủng loại, quy cách, số lượng, điểm đến của hàng hóa.
- Biên bản xác nhận hoàn thành việc xếp hàng hóa lên tàu.
- Phiếu kiểm soát về số lượng hàng trong suốt quá trình vận chuyển.
- Bản vẽ vị trí hàng hóa trên tàu. Mục đích kiểm soát lô hàng tránh thất lạc hay nhầm lẫn giữa các lô hàng với nhau.
- Chứng từ của Hải quan:
- Chứng từ chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của các mặt hàng.
- Hợp đồng hợp lệ về bảo hiểm hàng hóa đường biển.
- Phiếu đóng gói các lô hàng trên tàu thuyền.
Các phương thức vận chuyển bằng đường biển
Trong lĩnh vực vận tải đường biển hiện nay được chia thành nhiều phương thức vận chuyển. Mục đích là để phục vụ cho việc vận chuyển mọi mặt hàng đa dạng hiện nay. Một số phương thức vận chuyển đường biển phổ biến gồm:
- Sử dụng container để vận chuyển hàng hóa
- Vận chuyển bằng các sà lan
- Sử dụng phương tiện trữ đông
Các phương thức này có thể được sử dụng cho cả vận chuyển quốc tế đường biển và vận chuyển nội địa đường biển. Đồng thời, chúng đều chuyên chở được các lô hàng hóa có khối lượng và kích thước rất lớn.
Sà lan, container và phương tiện trữ lạnh những phương tiện phổ biến Sea Freight Forwarder hiện nay.
Quy chuẩn về khối lượng hàng hóa và cách tính số lượng kiện hàng container
Khối lượng kiện hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề: giá cước, quá trình đóng gói kiện hàng hóa, phương thức vận chuyển hàng. Chính vì lý do này mà các doanh nghiệp cần thực hiện việc cân và tính chính xác trọng lượng, thể tích của hàng hóa.
Tùy thuộc vào phương thức vận chuyển mà quy chuẩn về cách tính giá sẽ khác nhau. Dưới đây là cách chia và xác định số lượng của các kiện hàng container:
- Số lượng (container 20ft) = 28/thể tích kiện (m3)
- Số lượng (container 40ft) = 60/thể tích kiện (m3)
- Số lượng (container 40ft cao) = 60/thể tích kiện (m3)
- Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiệm (m) = Dài x Rộng x Cao
Ví dụ cụ thể:
Một kiện hàng có quy cách D:0.35, R:0.37, C: 0,55 thì thể tích kiện hàng được tính: 0.35x 0.37 x 0.55 = 0.071225 (m3)
Trên đây là toàn bộ thông tin về đường biển. Cảm ơn độc giả đã theo dõi!
Thông tin liên hệ tư vấn và báo giá gửi hàng đi nước ngoài: 079 516 6689
𝐈𝐍𝐃𝐎𝐂𝐇𝐈𝐍𝐀 𝐏𝐎𝐒𝐓 – 𝐅𝐀𝐒𝐓𝐄𝐑, 𝐂𝐇𝐄𝐀𝐏𝐄𝐑 𝐀𝐍𝐃 𝐁𝐄𝐓𝐓𝐄𝐑
Booking tải hàng không từ Hà Nội đi South Carolina – Mỹ nhanh chóng