Thủ tục hải quan mua bán hàng giữa hai Doanh nghiệp chế xuất

Mua ban hang hoa giua doanh nghiep che xuat

Thủ tục hải quan mua bán hàng giữa hai Doanh nghiệp chế xuất

 

Hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi là DNCX bán hàng cho một DNCX khác, trong đó doanh nghiệp chúng tôi có mở TK xuất tại chỗ, nhưng Doanh nghiệp chế xuất kia không mở tờ khai nhập tại chỗ đối ứng (theo điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 ), như vậy có được hay không ạ? Cụ thể về thủ tục hải quan mua bán hàng giữa hai doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Rất mong nhận được sự trợ giúp, trân thành cảm ơn.

 

Đáp: Trả lời câu hỏi bạn đọc, Indochinapost chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau:
– Khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” quy định:
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
a) Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau;…
– Khoản 4 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định:
4. Đối với hàng hoá mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
– Điều 86 quy định:
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;
d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.”

Như vậy, theo điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC nêu trên khi mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất, nếu một doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp còn lại- doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải mở tờ khai nhập khẩu tương ứng. Bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết phía trên để tiến hành hoàn tất thủ tục. Indochinapost cảm ơn câu hỏi của bạn.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)