Boeing gặp khủng hoảng nặng nề

Boeing gặp khủng hoảng nặng nề

Boeing gặp khủng hoảng nặng nề

Boeing gặp khủng hoảng nặng nề bạn đã biết chưa?

Boeing đang đối mặt với nhiều sự cố kỹ thuật liên tiếp, đặc biệt liên quan đến dòng máy bay 737 MAX và 737-800. Trong ba tháng đầu năm 2024, Boeing đã gặp phải một loạt vấn đề, bao gồm cửa sổ máy bay bung giữa không trung và các sự cố kỹ thuật khác, khiến nhiều chuyến bay phải hạ cánh khẩn cấp​

Boeing gặp khủng hoảng nặng nề
Boeing gặp khủng hoảng nặng nề

Nguyên nhân chính của các sự cố này là do quá trình sản xuất thiếu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, dẫn đến việc các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn khi vận hành. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã tiến hành thanh tra quy trình sản xuất của Boeing và phát hiện nhiều sai sót trong việc kiểm soát và xử lý các bộ phận máy bay

Các sự cố liên tiếp xảy ra với Boeing

Ngày 5/1, chiếc máy bay Boeing 737 MAX 9 mang số hiệu 1282 của hãng hàng không Alaska Airlines, đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay thành phố Portland (bang Oregon), Mỹ, trong tình trạng thủng một lỗ lớn trên thân máy bay. Miếng vách chuyên dụng dùng để bịt một cửa thoát hiểm của chiếc máy bay bị rơi ở độ cao gần 5.000m

Ngày 7/3 (giờ địa phương), một chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines cũng gặp sự cố, một chiếc lốp ở càng đáp của tàu bay bị rơi trong quá trình cất cánh

Ngày 11/3, máy bay Boeing 787 của hãng hàng không LATAM Airlines (Chile), đã gặp sự cố rung lắc mạnh khi đang trên đường từ Sydney (Australia) đến Auckland (New Zealand). Vụ việc đã khiến 50 người bị thương

Vào ngày 14/3, một máy bay thuộc dòng Boeing 777, đã hạ cánh tại sân bay Los Angeles ở bang California (Mỹ) sau khi phi công báo cáo nghi có vấn đề kỹ thuật.

Trước đó, năm 2018, máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Indonesia Lion Air đã bị rơi, khiến 189 người thiệt mạng.

Năm 2019, máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopia – Ethiopian Airlines bị rơi ngay sau khi cất cánh, 157 người đã thiệt mạng.

Những sự cố này đã khiến dòng Boeing 737 Max bị cấm khai thác trên toàn thế giới trong gần 2 năm. Gần đây, khi các vấn đề mới xuất hiện, Boeing lại càng thêm đau đầu với bài toán lấy lại niềm tin khách hàng vốn đã bị lung lay trước đó.

Ảnh hưởng của các sự cố đến niềm tin của hành khách

Boeing gặp khủng hoảng nặng nề
Boeing gặp khủng hoảng nặng nề

Trong nửa thập kỷ qua, niềm tin của công chúng vào nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ đã giảm đáng kể, liên quan tới nhiều sự cố của các dòng máy bay Boeing. Hàng loạt các sự cố kỹ thuật xảy ra đầu năm qua đã trở thành đón giáng mạnh, đẩy Boeing vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử.

Tờ New York Times dẫn báo cáo kết quả cho thấy dòng máy bay 737 MAX không vượt qua được cuộc kiểm tra toàn diện khi chỉ đạt 33 trong tổng số 89 bài kiểm tra.

Riêng đối với Spirit AeroSystems – công ty chuyên sản xuất và lắp đặt thân máy bay cho dòng MAX, các quy trình sản xuất và lắp đặt chỉ vượt qua được 6 trong 13 bài kiểm tra. Ngoài ra, quy trình kiểm tra riêng đối với khóa chốt cửa thân máy bay cũng phát hiện ra 5 sai sót và đã không đạt tiêu chuẩn lắp đặt chốt cửa an toàn.

Điều này làm gia tăng quan ngại bởi mới tuần trước, FAA cho biết đã phát hiện những kẽ hở trong quy trình sản xuất của Boeing, bao gồm không tuân thủ trong kiểm soát quy trình sản xuất, xử lý và lưu trữ các bộ phận cũng như hoạt động đánh giá sản phẩm.

Khủng hoảng liên tiếp khiến danh tiếng của Boeing đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đi kèm với đó là thiệt hại tài chính. Giá cổ phiếu của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing tiếp tục lao dốc nhiều ngày sau khi ngày càng nhiều quốc gia và hãng hàng không trên thế giới đình chỉ khai thác dòng máy bay Boeing 737 Max.

Khó khăn chưa dừng lại đó. Sau sự cố máy bay Boeing 737 MAX-9 bị bung cửa, hãng sản xuất Boeing đang phải đối mặt với đơn kiện chung với Alaska Airlines từ 3 hành khách có ghế ngồi gần với vị trí bị rơi, với con số đòi bồi thường lên tới 1 tỷ USD.

Trong khi đó, không ít người thân của các nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX hồi năm 2018-2019 vẫn tiếp tục kháng cáo việc một thẩm phán Mỹ ra phán quyết từ chối yêu cầu khởi tố công ty này.

Boeing cần phải làm gì?

Giới chuyên gia chỉ ra rằng, dù cuộc khủng hoảng mà Boeing đang phải đối mặt không dễ gì tháo gỡ, nhưng không phải là không có giải pháp.

Theo đó, giải pháp trước tiên chính là tập trung vào các chuyến bay thay vì tài chính. Trong nhiều năm, gã khổng lồ này đã quá ưu tiên chi phí mà thiếu đầu tư vào vấn đề kỹ thuật. Do đó, việc chuyển đổi trọng tâm để giải quyết triệt để các vấn đề về an toàn bay là thật sự cần thiết. Về phía Boeing, tập đoàn cho biết sẽ bổ sung hàng loạt khâu giám sát và cải thiện quy tình sản xuất và tìm kiếm các mối nguy hiểm tiềm tàng về an toàn.

Cuối tháng 2/2024, FAA đã đưa ra một đánh giá gay gắt về văn hóa doanh nghiệp của Boeing và kêu gọi hãng thực hiện hơn 50 thay đổi liên quan đến an toàn.

Boeing có 90 ngày để đưa ra kế hoạch khắc phục các vấn đề sâu xa về kiểm soát chất lượng. Boeing đã nhận trách nhiệm, cam kết giảm mạnh tốc độ sản xuất và sẽ làm tốt hơn.

Báo cáo thu nhập mới nhất của Boeing đều xoay quanh vấn đề an toàn, chất lượng và sự tin cậy. Tuy nhiên, để giải quyết mọi vấn đề của mình, Boeing cần thay đổi cách tổ chức.

Một lý do cho thấy cách tổ chức lỏng lẻo của Boeing là hãng này ngày càng ưu tiên lợi nhuận so với vấn đề kỹ thuật.

Trong một chiến lược nhằm đảm bảo các khoản tín dụng thuế, Boeing đã chuyển trụ sở chính từ Seattle đến Chicago, tạo ra khoảng cách địa lý hơn 2.000 dặm giữa ban quản lý cấp cao và đông đảo kỹ sư và nhân viên.

Sau đó, vào năm 2022, hãng này lại thông báo chuyển địa điểm khác đến Arlington, Virginia. Sự tách biệt về mặt địa lý này đã gây cản trở trong việc giao tiếp hiệu quả và hạn chế khả năng giám sát và thực thi các quy tắc cũng như tạo dựng sự gắn kết trong toàn hãng.

Ngoài ra, để tăng lợi nhuận, Boeing đã thuê nhiều nhà thầu phụ thực hiện phần lớn hoạt động sản xuất của hãng. Một lần nữa, sự thay đổi này hướng tới một mạng lưới phi tập trung, mở rộng hơn, khiến việc giám sát, thực thi các quy định trở nên khó khăn hơn.

Duy trì sự chặt chẽ về văn hóa và tuân thủ các giá trị cốt lõi có thể không tạo ra lợi nhuận ngay lập tức hoặc trực tiếp, nhưng lại hết sức cần thiết để hoạt động hiệu quả.

FAA đã khuyến nghị Boeing nên áp dụng mô hình an toàn bằng cách đặt ra những dự báo rõ ràng, thiết lập cơ cấu, tập trung hóa việc ra quyết định, duy trì sự giám sát thông qua việc tăng cường giám sát và đảm bảo các quy tắc được thực thi.

Bên cạnh đó, Boeing cũng phải nỗ lực tuyên truyền giá trị cốt lõi về an toàn không chỉ trong toàn hãng mà còn đến tất cả các đối tác bên ngoài.

Quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hay nội địa liên hệ ngay số Hotline để được hỗ trợ và báo giá chi tiết!

Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)