Phần tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại cước gửi máy bay hiện có và các thành phần công ty logistic hiện nay
Xem thêm: Bách khoa toàn thư về vận chuyển hàng không – Air cargo (Phần 1)
Các loại cước gửi máy bay
Thông thường, hàng hóa khi vận chuyển qua máy bay sẽ bị tính một số loại cước. Đặc biệt đối với hàng hóa đặc biệt, chúng sẽ phải bị tính thêm một có loại cước khác.
Cước thông thường ( Normal Rate)
Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): là mức cước bắt buộc, mức giá này cố định. Thông thường giá cước của các hãng hàng không sẽ cao hơn mức phí này.
Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Đây là mức cước cơ sở áp dụng đối với những hàng hóa bình thường, không phải hàng hóa đặc biệt hay những hàng hóa có cước riêng.
Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Là cước mức cước dành cho các loại hàng hóa đặc biệt đã được phân loại riêng, không thuộc hàng hóa thông thường. Chẳng hạn đối với hài cốt, động vật sống sẽ áp dung mức cước này = 150% cước bách hóa.
Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): Đây là mức phí dành cho những hàng hóa muốn vận chuyển nhanh. Cước phí này được tính bằng cách công thêm 30% phí vào mức cước đã tính.
Cước container (Container rate): Mức cước phí này dành cho các hàng hóa bắt buộc phải đóng trong container hàng không.
Các bên tham gia trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Nếu xét theo góc độ của người gửi hàng, bạn sẽ thấy có nhiều bên tham gia vào vận chuyển hàng air:
Các công ty bưu chính (Postal Company):
Vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: Viettelcargo, Airportcargo…
Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier):
Vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg, và cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.
Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator)
Chuyển phong bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình, và có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS
Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder)
Vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker
Các hãng hàng không (Airline) và các công ty khai thác máy bay (Air Operator)
Sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.
Thực tế thì các công ty giao nhận hàng không vẫn là những khách hàng “truyền thống” và quan trọng của các hãng hàng không. Theo Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), các công ty fowarder chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay.
Họ nhận các lô hàng air theo phương thức từ cửa đến cửa (door-to-door) cho khách hàng của mình. Còn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc chuyển hàng từ sân bay tới sân bay (airport-to-airport).
Trên đây là những điều bạn cần biết về vận chuyển hàng không Air cargo. Trước khi tiến hành gửi, nhận hàng hóa, bạn nên tìm hiểu thêm các thông tin, đặc biệt là các thông tin về công ty tiếp nhận vận chuyển hàng hóa để tránh các trường hợp tiền mất, tật mang.
Hi vọng bài viết của chúng tôi mang đến cho người đọc nhiều thông tin hữu ích. Liên hệ với hotline bên dưới website để nhận được tư vấn của đội ngũ nhân viên chúng tôi 24/7.