Mục lục
ToggleSân bay Dunedin: Giới hạn ôm tạm biệt ba phút
Sân bay Dunedin ở New Zealand đang thu hút sự chú ý với quy định giới hạn ôm tạm biệt chỉ trong ba phút. Một biển báo tại sân bay nhấn mạnh: “Thời gian ôm tối đa ba phút. Nếu muốn tạm biệt lâu hơn, vui lòng sử dụng bãi đỗ xe.” Quy định này đã dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng.
Quan điểm về quy định “Giới hạn ôm tạm biệt ba phút”
Giám đốc sân bay, Daniel De Bono, cho rằng sân bay nên là “ổ chứa cảm xúc”. Nơi mọi người có thể kết nối và chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ. Ông cũng trích dẫn một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 20 giây ôm nhau cũng đủ để tạo ra hormone oxytocin. Mang lại cảm giác gần gũi và ấm áp. Tuy nhiên, việc giới hạn thời gian ôm có thể khiến một số người cảm thấy bối rối trong những khoảnh khắc chia tay.
Mặc dù một số người cho rằng quy định này là “vô lý”. Nhiều ý kiến khác lại đồng tình với lý do giảm thiểu ách tắc giao thông. Trên thực tế, nhiều sân bay trên thế giới đã áp dụng mô hình “Kiss and Fly”. Cho phép những người tiễn đưa tạm biệt nhanh chóng mà không phải dừng lại lâu.
Dẫn chứng tại một số sân bay
Tại sân bay Nice ở Pháp, khu vực “Kiss and Fly” giúp khách tiễn người thân chỉ cần một cái ôm hoặc hôn tạm biệt. Tương tự, một số sân bay như Lisbon (Bồ Đào Nha) còn miễn phí thời gian dừng lên tới 10 phút.
Tuy nhiên, tại Anh, hơn 30% sân bay lớn đã tăng phí “Kiss and Fly”. Tạo thêm áp lực tài chính cho những người đưa đón. Southampton, ví dụ, đã tăng phí từ 4 USD lên 7 USD cho 20 phút dừng, khiến việc chia tay trở nên tốn kém hơn.
Vậy, quy định giới hạn ôm tạm biệt ba phút tại sân bay Dunedin có phải là một bước tiến trong việc tổ chức giao thông? Hay chỉ là một rào cản cảm xúc? Hãy cùng chia sẻ quan điểm của bạn cho chúng tôi biết nhé!
XEM THÊM:
Sân bay New Zealand giới hạn ôm tạm biệt trong 3 phút
Các sân bay lớn nhất thế giới 2024 – Indochina Post