Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu

Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu

Logistics và xuất nhập khẩu đều là những lĩnh vực quan trọng và được nhắc tới nhiều trong chuỗi cung ứng. Nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt để phân biệt.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể về sự khác nhau giữa hai lĩnh vực này.

Phân biệt sự khác nhau Logistics và Xuất nhập khẩu
Logistics và Xuất nhập khẩu

Khái niệm của Xuất nhập khẩu và Logistics

Khái niệm về Xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu (Export – Import) là hoạt động thương mại trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau và được trao đổi mua bán bằng tiền tệ.

Khái niệm về Logistics

Logistics là chuỗi các dịch vụ vận chuyển sản phẩm hàng hóa từ người bán đến người mua. Bao gồm: vận tải hàng hóa, lưu kho bãi, xử lý đơn hàng, quản lý tồn kho, hoạch định cung – cầu… 

Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu

Phạm vi hoạt động

– Xuất nhập khẩu: là những hoạt động bắt buộc có yếu tố quốc tế

– Logistics: Bao hàm cả hoạt động có yếu tố quốc tế và hoạt động nội địa trong nước

Mục tiêu

– Xuất nhập khẩu: Tăng cường thương mại quốc tế, mở rộng thị trường và tối ưu hóa nguồn cung

– Logistics: Đảm bảo hàng hóa được chuyển đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, an toàn và đúng thời gian.

Dịch vụ cung cấp

– Xuất nhập khẩu

  • Nghiên cứu, tìm thị trường và đối tác xuất – nhập khẩu.
  • Lựa chọn hình thức xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp.
  • Lập bảng giá hàng xuất khẩu, xác định nhu cầu nhập khẩu và dự trù chi phí.
  • Xây dựng dự án kinh doanh, đàm phán, thỏa thuận, ký kết hợp đồng xuất – nhập khẩu.
  • Tổ chức xuất khẩu hàng hóa, tiến hành hợp đồng nhập khẩu.
  • Thu mua.
  • Thông quan hải quan.
  • Chứng từ xuất nhập khẩu.

– Logistics

  • Dịch vụ khách hàng.
  • Lập kế hoạch/dự báo nhu cầu.
  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Quản lý nguồn nguyên liệu.
  • Xử lý các đơn hàng.
  • Đóng gói hàng hóa. 
  • Lựa chọn vị trí.
  • Quản lý vận tải.
  • Book cước và điều vận Container
  • Quản lý kho hàng
  • Hệ thống thông tin Logistics
  • Logistics ngược
  • Quản lý nhà nguồn cung đầu vào

Doanh nghiệp tham gia

– Xuất khẩu

  • Doanh nghiệp sản xuất
  • Doanh nghiệp chế xuất, gia công
  • Doanh nghiệp thương mại

– Logistics

  • Công ty logistics
  • Công ty Forwarder/Coloader
  • Hãng vận tải
  • Công ty cho thuê kho bãi/ điều vận

XEM THÊM:

Phân biệt một cách rõ ràng giữa Xuất nhập khẩu và Logistics

Xuất nhập khẩu và Logistics: Giống và khác nhau như thế nào?

Phân biệt xuất nhập khẩu và Logistics – Những hiểu lầm phổ biến

Kiến thức Logistics

Xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch có gì khác nhau

 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)