Quy trình vận tải đường biển
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho các chuyến hàng quốc tế.
Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về quy trình vận tải đường biển nhé!
Tổng quan dịch vụ vận tải đường biển
Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động sử dụng phương tiện vận tải biển và cơ sở hạ tầng để giao lưu, buôn bán nội địa và quốc tế. Trong đó, cơ sở hạ tầng là những vùng lãnh thổ hoặc nước gắn với các tuyến đường biển với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc khu vực của một nước. Đồng thời vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn kết hợp thêm phương tiện tàu biển, thiết bị bốc dỡ để chuyên chở hành khách và hàng hóa di chuyển trên biển.
Quy trình
Bước 1: Booking (đặt chỗ)
Quá trình booking hay còn gọi là đặt chỗ thuê tàu. Trường hợp bên bán muốn thuê tàu thì họ cần liên hệ với các công ty Freight Forwarding (FWD) và chọn công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển có mức giá cạnh tranh.
Sau khi nhận được Booking từ FWD, người xuất khẩu phải thực hiện một kiểm tra chi tiết trên Booking. Việc này giúp người xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và thông tin cần thiết để giao cho FWD đúng thời hạn. Các thông tin mà họ phải kiểm tra bao gồm:
– Cảng đi và cảng đến
– Ngày khởi hành
– Ngày cắt máng
– Loại container
– Số lượng container
– Các chi tiết khác
Bước 2: Đóng gói hàng
Trường hợp hàng lẻ (LCL), quy trình đóng gói thường diễn ra tại kho. Mỗi kiện hàng sẽ được ghi ký mã hiệu (Shipping Mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty Freight Forwarding (FWD) sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ (CFS) tại cảng và tiến hành đóng kiện hàng vào container chung.
Đối với hàng nguyên (FCL), quy trình đóng container diễn ra tại kho của người xuất khẩu. Hàng sẽ được kẹp chì ngay tại đây, sau đó được bàn giao cho công ty FWD và tiến hành đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng.
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Sau khi hàng đã được đưa ra cảng, người xuất khẩu tiến hành thực hiện thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, người xuất khẩu có thể thực hiện các bước kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).
Bước 4: Phát hành B/L
Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng sẽ được đưa lên tàu và rời khỏi cảng. Người xuất khẩu cung cấp các thông tin cần thiết để làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận. Thông tin này sẽ được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L (Bill of Lading) cho người xuất khẩu sau khi tàu đã khởi hành.
Bước 5: Gửi chứng từ xuất khẩu
Người xuất khẩu sẽ thu thập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu. Các chứng từ này bao gồm:
– Hóa đơn – Invoice
– Danh sách đóng gói – Packing List.
– Hợp đồng thương mại – Contract
– Catalogue của sản phẩm
– Vận đơn – B/L
– Chứng nhận xuất xứ – C/O và các tài liệu khác
Sau đó, bộ chứng từ này sẽ được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (nếu thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng – T/T) hoặc được gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng thư tín dụng – L/C).
Bước 6: Nhận chứng từ gốc
Sau khi nhận được bộ chứng từ gốc, người nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác của toàn bộ chứng từ. Việc này nhằm đảm bảo không có sự cố xảy ra trong quá trình thông quan hàng hóa.
Bước 7: Thông báo hàng đến
Trước ngày tàu nhập cảng thì đại lý của hãng vận tải tại cảng sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin như: vị trí lưu giữ hàng chờ thông quan, ngày tàu cập cảng các loại phí phải nộp,…
Bước 8: Nhận lệnh giao hàng
Người nhập khẩu sẽ tiến hàng cung cấp bộ chứng từ đã nhận từ người xuất khẩu, cho công ty FWD để đề xuất B/L gốc. Tiếp theo sẽ tiến hành thanh toán phí cho hãng tàu và thu lệnh giao hàng. Cùng lúc đó, công ty FWD sẽ tiến hành định vị hãng và tạo Phiếu xuất kho tại cảng.
Bước 9: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Ngay cả khi hàng chưa đến cảng, người nhập khẩu đã có thể khai báo hải quan trên hệ thống điện tử và chờ đợi đến khi hàng đến để tiến hành thông quan. Người nhập khẩu có thể tự thực hiện các thủ tục hải quan hoặc sử dụng dịch vụ của công ty chuyển phát nhanh (FWD).
Ngoài ra, người nhập khẩu cũng có thể phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành khác như xin giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch cho lô hàng hoặc kiểm tra chất lượng (nếu cần).
Bước 10: Dỡ hàng
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, công ty chuyển phát nhanh (FWD) sẽ vận chuyển lô hàng và đưa về kho của người nhập khẩu. Trong trường hợp hàng nguyên container (FCL), người nhập khẩu sẽ phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.
XEM THÊM:
Các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Quy trình, thủ tục vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển