Tất tần tật về hàng hóa nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Cách đóng gói và vận chuyển hàng nguy hiểm đúng cách. Tất tần tật sẽ được chia sẻ trong bà viết sau của Indochinapost.
Khái niệm hàng hóa nguy hiểm?
Hàng hóa nguy hiểm bao gồm rất nhiều các chất, hợp chất (tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng và khí) có thể gây ảnh hưởng xấu, gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người, tác động xấu đến môi trường, nguy cơ mất an toàn và an ninh quốc gia. Các hàng hóa thuộc nhóm hàng nguy hiểm thì việc vận chuyển sẽ phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn cùng quy định nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. 9 nhóm hàng hóa nguy hiểm chính (được xét dựa trên các tính chất hóa, lý)
Nhóm số 1
1.1 – Các loại chất nổ
1.2 – Các chất – vật liệu gây nổ công nghiệp
Nhóm số 2
2.1 – Khí Gas dễ cháy
2.2 – Khí Gas không dễ cháy, không độc hại
2.3 – Các loại khí Gas độc hại
Nhóm số 3
Các dạng chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhây
Nhóm số 4
4.1 – Các chất đặc dễ cháy, chất đặc nổ khử nhây, các chất tự phản ứng
4.2 – Các chất tự bốc cháy (có khả năng cháy khi đứng 1 mình)
4.3 – Các chất khi gặp nước, tiếp xúc với nước phát ra khí gas dễ cháy
Nhóm số 5
5.1 – Các chất Oxy hóa
5.2 – Các dạng hợp chất Oxit hữu cơ
Nhóm số 6
6.1 – Các chất độc hại
6.2 – Các chất lây nhiễm
Nhòm số 7: Các chất phóng xạ
Nhóm số 8: Các chất ăn mòn
Nhóm số 9: Các loại chất và hàng hóa nguy hiểm khác
Giấy phép khi vận chuyển hàng nguy hiểm gồm những gì, ai cấp phép?
Để có thể vận chuyển những loại hàng hóa nguy hiểm này thì việc trước tiên là xin cấp giấy phép vận chuyển từ các Bộ phụ trách (đơn vị vận tải sẽ xin cấp phép). Tùy theo mức độ liên quan và mục đích sử dụng. Mỗi Bộ chỉ có quyền cấp phép một số nhóm hàng hóa nguy hiểm trong danh sách trên
• Bộ Công an có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 9;
• Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 5, nhóm 7 và nhóm 8;
• Bộ Y tế có quyền cấp giấy phép để vận chuyển hóa chất độc hại dùng trong y tế, các hóa chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng;
• Bộ Công thương có quyền cấp giấy phép vận tải cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 2, nhóm 3 và các chất xăng dầu, khí đốt, các chất độc nguy hiểm;
• Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho các hóa chất bảo vệ thực vật.
• Đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ quân sự, quốc phòng và lợi ích quốc gia, an ninh lực lượng vũ trang thì sẽ được quy định định bởi Bộ trường Bộ Quốc Phòng và Bộ trưởng Bộ Công An.
Cách đóng gói, đánh dấu và bao bì khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
• Hóa chất dễ cháy nổ: đóng gói kín, tránh xa lửa và các tác nhân gây lửa trong quá trình vận chuyển;
• Hóa chất dễ ăn mòn, dễ phản ứng: đựng bằng lọ thủy tinh hoặc các chất liệu thay thế phù hợp;
• Hóa chất độc hại, lây nhiễm: người thực hiện đóng gói, vận chuyển cần được trang bị bảo hộ lao động;
• Xăng, dầu: sử dụng xe chuyên dụng;
• Hàng hóa dễ bắt lửa: sử dụng xe thùng kín chuyên dụng để vận chuyển, kê hàng hóa lên kệ, tránh để tiếp xúc trực tiếp với thùng xe.
Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng các quy định sau
- Phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển. Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển. Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm. Không được dùng xe rơ-móc để vận chuyển hóa chất. Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện. Không được vận chuyển hóa chất cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác.
- Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định. Nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm thì phải xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm, tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện
Tổ chức – cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm cần làm gì?
Xuất trình Phiếu an toàn hóa chất
Để có thể chính thức đi vào vận chuyển các mặt hàng nguy hiểm thì điều đầu tiên là các cá nhân, tổ chức phải phải có phiếu an toán hóa chất (Phiếu an toàn hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm nội địa có vai trò tương tự như Bảng phân tích thành phần lý hóa MSDS là tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) được in bằng Tiếng Việt bao gồm các thông tin sau:
• Phương thức – cách nhận Nhận dạng hóa chất
• Thông tin và thành phần chi tiết của các chất được vận chuyển
• Nhận dạng đặc tính – khả năng nguy hiểm của hóa chất
• Nhận dạng dặc lý – hóa của chất
• Khả năng hoạt động & mức độ ổn định của hóa chất
• Thông tin về độc tính có trong chất được vận chuyển
• Thông tin về sinh thái
• Biện pháp sơ cứu y tế khi có trường hợp người gặp sự cố khi vận chuyển chất nguy hiểm
• Biện pháp xử lý hỏa hoạn trong trường hợp xấu
• Biện pháp phòng ngừa, ứng phó cho người vận chuyển khi có sự cố xảy ra
• Yêu cầu về bảo quản, cất giữ
• Khả năng tác động lên người và các thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ cá nhân
• Yêu cầu trong việc thải bỏ
• Yêu cầu quan trọng trong vận chuyển
• Quy chuẩn kỹ thuật vận chuyển và quy định pháp luật phải tuân thủ trong quá trình
• Các thông tin cần thiết – quan trọng khác…
Cung cấp bảng phân tích thành phần lý hóa
Với dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế, bảng phân tích thành phần lý hóa (Material Safety Data Sheet – MSDS) là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc. Loại giấy tờ này giúp xác định chính xác các thành phần, thuộc tính của hóa chất hoặc của loại sản phẩm nguy hiểm đang được vận chuyển. Bảng phân tích thành phần thông thường gồm 16 mục, được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để tạo sự thuận tiện cho việc tiếp nhận, xử lý giấy tờ giữa các nước.
Trách nhiệm của chủ hàng, người sở hữu hàng nguy hiểm
• Chuẩn bị đầy đủ giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các giấy phép đi kèm được nêu rõ trong thông tư
• Thực hiện Thông báo bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người điều khiển – người áp tải phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
+ Chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm (tên, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm, khối lượng – trọng lượng)
+ Các yêu cầu người vận chuyển phải thực hiện trong quá trình vận tải hàng hóa
+ Các hướng dẫn chi tiết để xử lý tình huống trong trường hợp gặp sự cố
+ Các hướng dẫn chi tiết để xử lý tình huống trong trường hợp cháy nổ
+ Các hướng dẫn chi tiết về biện pháp sơ cứu y tế khi gặp sự cố
+ Người liên hệ, thông tin liên hệ, địa chỉ liên hệ khi có sự cố xảy ra
• Bảo quản hàng nguy hiểm với bao bì, vật chứa hàng
• Các yêu cầu theo quy định bảo vệ môi trường và quản lý chất thải: thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì (vật chứa), thải bỏ,…
• Tiến hành giao, nộp đầy đủ phí và lệ phí theo quy định pháp luật
• Trong trường hợp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng: người chủ sở hữu hàng nguy hiểm phải tiến hành gửi báo cáo chi tiết về quá trình vận chuyển cho địa phương nơi đăng ký kinh doanh, tổng cục Môi trường và Sở Tài Nguyên & Môi trường trong vòng 30 ngày, tính từ ngày kết thúc quá trình vận chuyển.
• Trong trường hợp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn: người chủ sở hữu cần phải gửi báo cáo về địa phương nơi đăng ký kinh doanh, Tổng cục Môi Trường, Sở Tài Nguyên & Môi Trường trước ngày 15/12 và 15/06 hàng năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết. Indochinapost hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!