QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU

Khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới quốc gia cần phải thực hiện quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu . Nhập khẩu là một hoạt động không thể thiếu đối với nền kinh tế của một quốc gia, giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng , sản xuất trong nước mà còn giúp cán cân kinh tế ngày càng trở nên cân bằng hơn. Sau đây là quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu.

quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

BƯỚC 1: NHẬN VÀ KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ , THỐNG NHẤT CỦA BỘ CHỨNG TỪ

Một BCT Nhập Khẩu bao gồm:
  • Các chứng từ bắt buộc
– Contract (Hợp đồng thương mại)
– Invoice (Hóa đơn thương mại)
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
– Bill of Lading (Vận đơn)
  •  Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại.
– L/C (Tín dụng thư)
– Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm)
– C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ)
– Phytosanitary Certificate (Chứng thư kiểm dịch)
– Sanitary Certificate (Giấy chứng nhận vệ sinh)
– Fumigation Certificate (Chứng thư hun trùng)

BƯỚC 2:KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÓNG THUẾ

– Sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS để khai HQ điện tử.
– Sau khi đã hoàn tất khai điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ tờ khai ra và nộp thuế tờ khai để có Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước phải được đóng mộc của ngân hàng.
 Lưu ý : giấy nộp tiền là bằng chứng công ty đã nộp thuế, không được làm mất. Khi kẹp vào bộ hồ sơ hải quan mở Tớ Khai, các bạn chỉ nộp bản photo sao y và nhớ kiểm tra lần nữa các thông tin:
– Số Tờ khai trên giấy nôp tiền
– Loại hình nhập khẩu
– Các thông tin công ty
 

BƯỚC 3: LẤY LỆNH D/O

Trước khi tàu cập cảng (hàng về) khoản 2 ngày, hãng tàu sẽ gửi một thông báo hàng đến (Arrival Notice) cho chúng ta. Thông báo này bắt buộc phải có các thông tin sau:
– Hãng tàu hoăc forwarder, người phát hành thông báo.
– Số Bill tương ứng của lô hàng.
– Người gửi hàng, người nhận hàng.
– Ngày hàng đến, Cảng đến
– Các giấy tờ và yêu cầu cần thiết để đến nhận lệnh giao hàng.
– Ngoài ra còn các thông tin về cước phí hoặc quy định riêng của từng hãng tàu, forwarder.
Sau khi đã đóng tất cả các phí, nhân viên hãng tàu sẽ giao D/O gồm 4 bản, có đóng mộc ký phát của hãng tàu.
Cần phải kiểm tra lại bộ D/O trước khi rời khỏi hãng tàu: (Hiện nay D/O giấy đã chuyển thành EDO, tức là chúng ta nhận lệnh điện tử qua email và Fax-mai mốt mình sẽ phân tích EDO trong 1 bài khác nhen.)
– Nội dung trên D/O đã đúng với B/L hay chưa
– Thời hạn hiệu lực của D/O
– Mộc của hãng tàu, dấu giao thẳng
– Các hóa đơn đóng tiền tại hãng tàu (phí D/O,CFS, phí chứng từ,..)
Lưu ý: nếu hàng về trực tiếp hãng tàu chúng ta sẽ có 01 bộ D/O phát hành từ hãng tàu, còn nếu hàng qua forwarder thì phải có 2 bộ D/O ( 1 bộ D/O của hãng tàu + 1 bộ D/O do forwarder phát hành).
 

BƯỚC 4: ĐĂNG KÝ TỜ KHAI TẠI CẢNG

  • Bộ hồ sơ đi làm hàng gồm:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu
+ Bill
+ Invoice
+ Packing list
+ C/O (nếu có)
+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
+ Giấy giới thiệu
+ Đăng ký kiểm hóa (nếu TK luồng đỏ)
1. Đăng Ký tờ khai.
Khi đã đủ bộ chứng từ, Tại chi cục Hải Quan cửa khẩu Nhập, tiến hành nộp bộ hồ sơ vào khay phân tờ khai, đợi cán bộ phận tờ khai, trả bộ hồ sơ ra khay lúc nãy chúng ta nộp, lúc này chúng ta sẽ biết công ty được phân cán bộ Hải Quan đăng ký nào thuộc cửa nào và nộp bộ hồ sơ vào đó.
***Lưu ý:
  • Tại bước này nếu lô hàng mình luồng vàng thì chuyển qua bước 6.
  • Bị phân luồng đỏ thì sang qua bước 5 
2. Truy tìm cán bộ Hải Quan kiểm hóa
Nhập số tờ khai sau khi đã đăng ký ở đội thủ tục xong và mã số thuế vào máy tính ở cảng (thường tại cảng có các máy để các doanh nghiệp tra cứu thông tin hàng hóa hoặc hồ sơ) để biết cán bộ Hải Quan phụ trách kiểm hóa.
+ Ô nhập số TKHQ: nhập số TK mình đã khai
+ Ô số thuế DN: nhập số 1 hoặc mã số thuế cũng được
+ Sau đó bấm enter, màn hình sẽ hiện thị lại số tờ khai, và thông tin liên hệ của cán bộ HQ kiểm hóa.

BƯỚC 5: KIỂM HÓA (NẾU TK LUỒNG ĐỎ)

– Đăng kí chuyển bãi kiểm hóa tại điểm đăng kí chuyển bãi kiểm hóa – rút ruột (tại phòng thương vụ cảng): nộp một bản sao D/O trên đó có ghi tên, số điện thoại của mình, tên công ty.
– Sau đó nộp một D/O và giấy giới thiệu ở nơi đăng ký cắt seal, nhận lại một phiếu yêu cầu cắt/bấm seal như hình, sau đó tìm vị trí container mình (trên phiếu yêu cầu cắt/bấm seal), nếu cont nằm trên cao thì nhờ đội xe nâng hạ cont xuống.
– Tiếp theo đợi cán bộ Hải quan kiểm hóa xuống kiểm hóa, trong thời gian chờ thì liên hệ công nhân cắt seal của cảng, cân đối thời gian để quá trình cắt seal phải có sự chứng kiến của cán bộ Hải quan kiểm hóa.
– Hải quan tiến hành kiểm hóa lô hàng của mình, nếu lô hàng thực tế kiểm đúng hết với các thông tin trên chứng từ đã khai báo thì ổn, Hải Quan sẽ lên tờ khai và trả kết quả cho doanh nghiệp tại bước 6

BƯỚC 6:RÚT TỜ KHAI TẠI BỘ PHẬN TRẢ TỜ KHAI

Ở bước này Hải Quan kiểm hóa không trả tờ khai lại cho mình ngay khi kiểm hóa xong, mà họ sẽ hoàn trả lại tờ khai ở bộ phận trả tờ khai hải quan.
Tại bộ phận trả tờ khai, HS ta nhận lại được: gồm tờ khai Hải Quan (thông quan) và mã vạch tờ khai (đủ điều kiện qua khu vực giám sát).

BƯỚC 7: XUẤT PHIẾU EIR

Đến phòng thương vụ cảng nộp một bản D/O, bên trên D/O có ghi mã số thuế của doanh nghiệp và phiếu mượn container (hoặc phiếu hạ rỗng).
Khi lấy phiếu EIR (nhớ kiểm tra thông tin: số cont, số seal, vị trí, hạn, số kg …).

BƯỚC 8: THANH LÝ TỜ KHAI

Đến Văn phòng đội giám sát cổng nộp:
+ Tờ khai + List container đã đóng mộc thông quan (lấy được ở bước 6)
+ Bản sao tờ khai + List container
+ Phiếu EIR
+ D/O
+ Bản sao Bill
Nhận lại bản chính tờ khai, list container được đóng mộc và phiếu EIR đã được Hải quan giám sát cổng đóng mộc, ký tên để lấy container ra khỏi cảng.

BƯỚC 9: LẤY HÀNG 

OPS sẽ Giao phiếu EIR đã đóng dấu và phiếu mượn container (phiếu hạ rỗng) của hãng tàu cho tài xế để kéo container về kho.
 
Rate this post
0/5 (0 Reviews)