Hỏi đáp các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn CE
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có thị trường là Liên Minh châu Âu EU thì chứng nhận về tiêu chuẩn CE đã trở nên quá quen thuộc, vì nó là một trong những điều kiện cần thiết để xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường này. Vậy, chính xác thì tiêu chuẩn CE là gì? Những mặt hàng nào cần có CE? Cách lấy chứng nhận CE có khó không?
Hãy cùng Indochinapost tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn CE dưới bài viết sau nhé!
1. Tiêu chuẩn CE là gì? Chứng nhận CE có tác dụng gì?
CE ( viết gọn của Conformite Europeenne) là là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá (theo quy định) và được coi như giấy thông hành thương mại vào thị trường EU.
Nhiệm vụ hàng đầu của tiêu chuẩn CE chính là đánh giá mức độ an toàn sức khỏe và môi trường của một sản phẩm, đáp ứng đủ yêu cầu của 27 nước thành viên EU về các tiêu chí này. Vì vậy, tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của một sản phẩm mà chỉ là tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm an toàn.
Một sản phẩm có được nhãn dán về tiêu chuẩn CE sẽ là một ưu điểm rất lớn cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Châu Âu, đây dường như là tiền đề để chiếm được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình
2. Sản phẩm nào bắt buộc phải có dấu CE?
Các sản phẩm bắt buộc phải có dấu CE bao gồm:
STT |
Tên sản phẩm |
Mã số CE |
1 |
Thiết bị y tế cấy dưới da |
90/385/EEC |
2 |
Thiết bị năng lượng khí đốt |
2009/142/Ec |
3 |
Cáp chuyên chở con người |
2000/9/EC |
4 |
Thiết bị điện và điện tử |
2014/30/EU |
5 |
Chất nổ dân dụng |
93/15/EEC |
6 |
Nồi hơi nước nóng |
92/42/EEC |
7 |
Thùng để đóng gói |
94/62/EC |
8 |
Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm |
98/79/EC |
9 |
Thang máy |
2014/33/EU |
10 |
Điện áp thấp |
2014/35/EU |
11 |
Máy móc công nghiệp |
2006/42/EC |
12 |
Dụng cụ đo |
2004/22/EC |
13 |
Thiết bị y tế |
93/42/EEC |
14 |
Thiết bị áp lực đơn |
2014/29/EU |
15 |
Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ |
94/9/EC |
16 |
Dụng cụ cân không tự động |
2009/23/EC |
17 |
Thiết bị bảo vệ cá nhân |
89/686/EEC |
18 |
Thiết bị áp lực |
2014/68/EU |
19 |
Pháo hoa |
2007/23/EC |
20 |
Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây |
2014/53/EU |
21 |
Du thuyền |
94/25/EC |
22 |
Đồ chơi an toàn |
2009/48/EC |
23 |
Vật liệu xây dựng |
EU No 305/2011 |
– Danh sách các sản phẩm không cần dấu CE: Hóa chất, thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm
3. Khi đăng kí chứng nhận CE thì cần mang những gì?
Hồ sơ đăng kí gồm:
– Mẫu giấy chứng nhận CE
– Sơ đồ tổ chức của công ty
– Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
– Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
– Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).
Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiết lộ ra bên ngoài.
4. Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm ra sao?
Bước 1: Xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng
Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết
Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking
Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:
Bước 6: Chứng nhận lại
Bước 7: Đánh giá mở rộng
Bước 8: Đánh giá đột xuất
5. Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm như thế nào?
Tùy vào từng sản phẩm mà quy định về nhãn dán chứng nhận CE cũng sẽ khác nhau, nhưng vẫn sẽ tuân thủ theo các quy tắc:
– Kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marking khi tăng hay giảm thì tỷ lệ bắt buộc không được thay đổi.
– Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.
– Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.
Một số đại lý uy tín Indochinapost đang hợp tác: ViettelCargo, AirportCargo,…
Tham khảo thêm một số dịch vụ của Indochinapost:
Vận chuyển quần áo đi Châu Âu,
Vận chuyển hàng hóa đi Singapore.
Vận chuyển Vitamin từ Úc giá rẻ,