1. Lừa đảo qua mạng FB/Internet dưới hình thức tặng tiền, quà có giá trị từ nước ngoài

“Vào cuối tháng 11-2018, anh Cao Hữu Hạnh, ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) có kết bạn qua mạng xã hội facebook với người sử dụng tài khoản “Watteo Wyss”. Sau một thời gian nói chuyện, đối tượng đặt vấn đề muốn chuyển số tiền 40 tỷ đồng về Việt Nam theo dạng miễn trừ ngoại giao, nếu thành công anh Hạnh sẽ nhận được 40% của tổng số tiền gửi về tương đương 16 tỷ đồng. Sau đó anh Hạnh đã nhận được điện thoại từ các đối tượng xưng là nhân viên bảo mật sân bay thông báo anh Hạnh có người gửi về kiện hàng với giá trị lớn (khoảng 40 tỷ đồng tiền mặt) và đưa ra lý do để yêu cầu anh Hạnh chuyển tiền nhận hàng. Tin lời các đối tượng nói là thật, từ ngày 14 đến ngày 18-12-2018 anh Hạnh đã chuyển cho các đối tượng tổng số tiền 822 triệu đồng và sau đó bị chúng chiếm đoạt.” (Nguồn: baothanhhoa.vn)
lừa đảo tặng tiền quà có giá trị từ nước ngoài

Đây chỉ là một ví dụ điển hình trong số rất nhiều trường hợp bị lừa đảo bởi phương thức lừa đảo này. Tuy không phải tất cả các bưu phẩm gửi từ nước ngoài về Việt Nam đều là lừa đảo. Nhưng bạn cần hết sức cảnh giác khi nhận những bưu  phẩm có dấu hiệu như sau:

Trường hợp cảnh báo lừa đảo 1: Người gửi quà là người nước ngoài, mới quen qua mạng xã hội Facebook, Tinder, Twoo

Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thường là một nhóm người cấu kết với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ chặt chẽ giữa các đối tượng ngoài nước và trong nước. Các đối tượng nước ngoài thường lập trang mạng xã hội giả với chân dung, thông tin là các quân nhân Mỹ đang chiến đấu tại các nước Afghanistan, Syria, Canada, Anh UK, Pháp, Đức, Bỉ… hoặc lấy danh nghĩa là các doanh nhân, nhà kinh doanh lớn giàu có. Sau khi chủ động kết bạn, làm quen với một số phụ nữ bất kỳ, sau đó những người này sẽ tán tỉnh, yêu đương và đưa ra ý định muốn kết hôn với bị hại (chủ yếu là phụ nữ độc thân và bà mẹ đơn thân). Hoặc là nói bản thân có nhiều tài sản lại không có người thân thích, không may bị chết ở chiến trường sẽ bị tịch thu số tài sản trên nên muốn gửi về Việt Nam để đầu tư kinh doanh hay làm từ thiện… và muốn nhờ bị hại nhận tiền giúp. Để lấy lòng tin của bị hại, chúng yêu cầu bị hại cung cấp thông tin cá nhân về tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại…

>> Dấu hiệu bất thường: Thông thường, không ai lại gửi những món hàng giá trị cao cho người lạ chưa từng gặp mặt. Nên nhớ rằng, không ai cho không ai cái gì.

Trường hợp cảnh báo lừa đảo 2: Thùng quà gửi về Việt Nam gồm tiền, trang sức đắt tiền, vàng, bạc, mỹ phẩm,..

>> Dấu hiệu bất thường: Theo quy định của pháp luật thì tiền, vàng, bạc… là những mặt hàng cấm gửi qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh. 

Trường hợp lừa đảo 3: Địa chỉ chuyển đến và địa chỉ người nhận thường cách rất xa.

Nếu người nhận có địa chỉ ở Miền Nam thì hàng sẽ được thông báo là ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) và ngược lại bạn ở Miền Bắc thì hàng sẽ được thông báo là đã đến sân bay Tân Sơn Nhất(TP. Hồ Chí Minh).

>> Dấu hiệu bất thường:  Dù đã hỏi trước địa chỉ nhưng địa chỉ hàng gửi đến lại rất xa địa chỉ của người nhận. Việc này sẽ khiến người nhận khó mà đến tận nơi để xác minh được, buộc người nhận phải thanh toán tiền qua chuyển khoản trước.

Trường hợp lừa đảo 4: Có người gọi cho bạn đóng tiền thuế hải quan và tiền phạt

Sẽ có người liên với bạn yêu cầu đóng tiền thuế hải quan, tiền phạt vì soi thấy có tiền, trang sức, vàng bạc…Đặc biệt, chúng rất am hiểu, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Thủ đoạn của chúng khá tinh vi, chúng thường sử dụng tài khoản mạng xã hội ảo, SIM “rác” hoặc gọi điện qua các phần mềm chat…

>> Dấu hiệu bất thường: Tiền, vàng, bạc… vốn dĩ là hàng cấm gửi qua đường bưu điện, qua chuyển phát nhanh nên sẽ chẳng có thùng hàng nào như thế ở sân bay cả. Hơn nữa, khi thanh toán các khoản phí phải có hóa đơn chứng từ, không thanh toán qua tài khoản cá nhân.

Trường hợp lừa đảo 5: Chuyển khoản vào tài khoản cá nhân

Người liên hệ sẽ yêu cầu chuyển khoản một khoản tiền cho họ trước nhưng lại chuyển vào số tài khoản cá nhân. >> Dấu hiệu bất thường: Khi thanh toán các khoản phí phải có hóa đơn chứng từ có dấu đỏ của cơ quan nhà nước, tuyệt đối không thanh toán qua tài khoản cá nhân.

Trường hợp lừa đảo 6: Nếu bạn không gửi họ sẽ gửi trả lại hàng hoặc sẽ bị tịch thu

Theo nguyên tắc vận chuyển thì hàng sẽ gửi trả lại người gửi, khi người nhận từ chối nhận…. 

2. Giả công an, lừa đảo qua điện thoại

“Ngày 3.4, bà T, đang công tác tại một trường tiểu học trên địa bàn TP.Phan Rang – Tháp Chàm đã đến khai báo với Cơ quan CSĐT Công an TP.Phan Rang – Tháp Chàm về việc bị lừa mất số tiền 450 triệu đồng.
Theo bà T, sáng ngày 3.4, trong thời gian làm việc tại trường bà nhận được cuộc điện thoại gọi vào máy bàn của trường, đầu dây tự xưng là nhân viên bưu điện nói bà T có một bưu phẩm hiện đang ở Đà Nẵng.
Khoảng ít phút sau, bà T tiếp tục nhận cuộc điện thoại từ máy bàn, phía đầu dây tự xưng là công an hình sự, đang điều tra vụ rửa tiền với số lượng lớn có liên quan đến bà T
Mặc dù bà T khẳng định là không liên quan nhưng người đầu dây giở trò hù dọa, yêu cầu bà T cung cấp họ tên, số chứng minh và số tài khoản ngân hàng để kiểm tra và phải chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho người này.
Theo bà T, mặc dù không liên quan gì đến sự việc nhưng bà đã làm theo hướng dẫn; ra ngân hàng chuyển 450 triệu đồng vào tài khoản do người hù dọa cung cấp.
Sau khi chuyển tiền xong, biết mình bị lừa, bà T chạy vào ngân hàng nhờ phong tỏa tài sản nhưng không kịp; số tiền bà T chuyển đã bị đối tượng rút ngay lập tức.” (Theo báo https://thanhnien.vn/)
lừa đảo qua điện thoại
Mặc dù đây là thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác, bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đáng tiếc là phương thức này thành công lại chính bởi sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tâm lý hoang mang khi liên quan đến các vấn đề hình sự. Bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu sau để cảnh giác khi có những cuộc gọi tương tự: 

Giả danh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các đối tượng lừa đảo sẽ giả danh công an, ngân hàng, tòa án, viện kiểm sát, bưu điện,.. liên hệ với nạn nhân thông báo liên quan đến các vụ án rửa tiền, buôn bán ma túy xuyên quốc gia, đã có lệnh bắt giam. Để chứng minh được sự trong sạch phải chuyển tiền đến tài khoản mình chỉ định.

Cài đặt số điện thoại ảo

Để tăng độ đáng tin các nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao có khả năng cài đặt số điện thoại “ảo”, khiến cho điện thoại của nạn nhân hiện ra số điện thoại của ngành công an hoặc tòa án. Người dân tra lại số đúng với thực tế, nên tin đây là cuộc gọi thực sự từ cơ quan chức năng, và cung cấp mật khẩu, OTP cho kẻ lừa đảo. Một số kẻ gian thậm chí lập số điện thoại gần giống hotline của ngân hàng. Khi khách hàng gọi tới, chúng cho chuyển hướng cuộc gọi đến tổng đài chính thức của ngân hàng, theo dõi cuộc gọi và lấy dữ liệu thông tin khách hàng để thực hiện lừa đảo.

Tài khoản yêu cầu chuyển tiền là tài khoản cá nhân

Người liên hệ sẽ yêu cầu chuyển khoản một khoản tiền để chứng minh sự trong sạch nhưng lại chuyển vào số tài khoản cá nhân. Thực tế, nếu liên quan đến các vấn đề pháp lý, quy trình sẽ tuân theo thủ tục luật định chứ tuyệt đối không có yêu cầu nào chuyển tiền qua tài khoản cá nhân.

Khi thấy dấu hiệu lừa đảo, đừng vội hoang mang. Hãy liên hệ với cơ quan công an để xác nhận lại và nhờ giúp đỡ. tuyệt đối không làm theo các yêu cầu chuyển khoản hoặc lấy số điện thoại chúng cho trước để đăng ký Internet banking.

Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại cho khách hàng của mình, Tập đoàn Bưu chính Việt Nam (VNPT) có một số cảnh báo về dấu hiệu nhận biết cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo và biện pháp phòng tránh:
1. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế sẽ được hiển thị  (+) hoặc 00 ở trước các số điện thoại tiếp theo. Hai số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam).
2. Các cuộc gọi lừa đảo thường được thực hiện dưới dạng nháy máy hoặc có kết nối thời lượng rất ngắn có nội dung thông báo có bưu phẩm và yêu cầu người dùng gọi lại hoặc bấm các số theo hướng dẫn.
3. Người dùng không gọi lại những số máy xuất hiện ở những cuộc gọi nhỡ, gọi đến, tin nhắn có dấu hiện như trên. Chỉ nên gọi đi quốc tế khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài.
4. Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc bưu điện thông báo có quà… tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào.

Khi bị lừa đảo qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Tinder, Twoo thì cần thu thập thông tin gì?

Trước tiên, người bị lừa đảo hãy bình tĩnh, thu thâp đủ bằng chứng càng nhiều càng tốt bao gồm: Số tài khoản ngân hàng của người Việt Nam tiếp nhận số tiền lừa đảo này (Đây là đối tượng mà cơ quan công an/chức năng sẽ phải làm việc), giọng nói người liên hệ, cố gắng ghi âm được thông tin càng nhiều càng tốt. Do đây là trường hợp người bị lừa tự nguyện chuyển tiền, do đó trước khi chuyển tiền phải kiểm tra thật kỹ các thông tin liên quan

Các bước tiến hành báo cáo các cơ quan chức năng/công an/ khi bị lừa đảo quan mạng xã hội Facebook, Zalo, Tinder, Twoo

Khi bị lừa đảo qua mạng, nhiều người không biết báo cơ quan có thẩm quyền ở đâu? Cơ quan nào tiếp nhận các thông tin báo lừa đảo? Địa chỉ cơ quan công an nào tiếp nhận thông tin lừa đảo qua mạng xã hội này?

Sau đây là một số đề xuất trình báo lừa đảo qua mạng xã hội:

  1. Gọi điện thoại cho ngân hàng mà mình chuyển khoản để cảnh báo số tài khoản lừa đảo mà mình đã chuyển tiền vào, phía ngân hàng sẽ có các cảnh báo với tài khoản liên quan
  2. Trình báo cơ quan công an cấp quận nơi mình cư trú

Ngoài ra, làm theo hướng dẫn của Bộ Truyền Thông và Thông tin bao gồm:

Bộ Thông tin và truyền thông khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp về lừa đảo qua mạng xã hội?

Bị lừa đảo qua facebook có khởi kiện được không ? Mất tiền, có đòi lại được không ?

Trả lời: Hiện nay hành vi lừa đảo trên mạng xã hội xảy ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau như: hack nick facebook để nhắn tin mượn tiền, yêu cầu chuyển khoản; hành vi lừa đảo qua việc bán hàng yêu cầu người mua chuyển tiền mà không giao hàng; hành vi thông báo trúng thưởng yêu cầu người trúng thưởng chuyển tiền thuế để nhận thưởng. Người dân cần cảnh giác và cẩn thận khi mua bán, nhận thưởng trên mạng xã hội. Khi bạn bị lừa đảo trên mạng xã hội bạn có thể khởi kiện dân sự lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc có thể Tố cáo hành vi lừa đảo đó với Cơ quan nhân dân để được giải quyết.

Bị lừa đảo qua Facebook, tố giác như thế nào?

Trả lời: Hiện nay, các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Do đó, người dân cần phải nâng cao cảnh giác khi xác lập các giao dịch dân sự; trong trường hợp nhận thấy có dấu hiệu tội phạm cần phải tham khảo ý kiến luật sư; đồng thời nhanh chóng trình báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy thật sự tỉnh táo trong các mối quan hệ cũng như khi sử dụng mạng xã hội nói chung. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các bạn, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Google tìm kiếm: lừa đảo qua mạng có kiện được không, người nước ngoài lừa đảo qua mạng, lừa đảo qua mạng có kiện được không, người nước ngoài lừa đảo qua mạng, lừa đảo chuyển quà từ nước ngoài, chiêu trò nhận quà từ bạn trai ngoại quốc, Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo qua facebook, Lừa đảo gửi quà tặng: Chiêu thức lừa đảo tiền tỷ, Kẻ lừa đảo người nước ngoài chuyên gửi quà cho chị em, phụ nữ Việt mắc lừa chuyển tiền nhận quà từ nước ngoài, Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chuyển quà từ nước ngoài, “Nhử mồi” bằng thủ đoạn gửi quà tặng từ nước ngoài, Kết đắng sau những bẫy quà từ trời Tây, Lừa tặng quà, chiếm đoạt tiền tỷ, Cẩn thận sập bẫy lừa qua mạng, Lừa đảo bằng thủ đoạn gửi tiền USD, Cảnh giác với quà tặng, tài sản nhờ giữ hộ từ nước ngoài, Nhiều phụ nữ mắc “bẫy“ tình, tiền và quà tặng của “bạn trai“ nước ngoài